CHI PHÍ MAI TÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
13:50 26/03/2020
Người trên 80 tuổi đang hưởng trợ cấp hàng tháng khi mất thì được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội...
- CHI PHÍ MAI TÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
- chi phí mai táng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHI PHÍ MAI TÁNG
Câu hỏi của bạn về chi phí mai táng:
Câu trả lời của Luật sư về chi phí mai táng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chi phí mai táng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chi phí mai táng như sau:
1. Căn cứ pháp lý về chi phí mai táng:
2. Nội dung tư vấn về chi phí mai táng:
Dựa vào câu hỏi của bạn, Luật Toàn Quốc hiểu rằng bạn đang có vướng mắc liên quan đến việc hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội. Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Tại Khoản 5, Điều 5, 136/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người cao tuổi như sau:
Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
...
Theo đó, với đối tượng là người cao tuổi thì khi thuộc những trường hợp sau sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Đủ 80 tuổi trở lên và không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
[caption id="attachment_192340" align="aligncenter" width="343"] CHI PHÍ MAI TÁNG[/caption]
2.2 Hỗ trợ chi phí mai táng
Đối tượng:
Khoản 1, Điều 11, 136/2013/NĐCP quy định:
Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
Theo đó, trường hợp mẹ của bạn là người cao tuổi, đang được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng nên sẽ thuộc đối tượng điểm a, Khoản 1, Điều 11 này. Vì vậy, khi mẹ bạn mất, sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng.
Mức hỗ trợ chi phí:
Tại Khoản 2, Điều 11, 136/2013/NĐCP quy định:
Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
...
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Theo đó, mức hỗ trợ chi phí mai táng = 20 x Mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Trong đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội = 270.000 đồng.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng:
- Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng;
- Bản sao giấy chứng tử;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Ngoài ra: Văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền/ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết.
Thủ tục giải quyết:
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ trên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
KẾT LUẬN:
Như vậy, trong trường hợp của bạn, mẹ của bạn thuộc trường hợp được hưởng hỗ trợ chi phí mai táng sau khi mất. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình bạn cần chuẩn bị hồ sơ (như trên) và gửi tới Chủ tịch UBND cấp xã để được giải quyết chế độ. Mức hưởng sẽ là: 270.000 x 20 = 5.400.000 VNĐ.
Bài viết tham khảo:
- Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay
- Vấn đề tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ được quy định như thế nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về chi phí mai táng, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hương Li