Chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
09:02 17/01/2019
Pháp luật chỉ quy định về việc người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng đào tạo trái luật mà không quy định về việc bồi thường...
- Chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
- Chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
Câu hỏi của bạn về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
Chào luật sư! Tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp: Tháng 01/2014, tôi và công ty M ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tháng 04 /2015, tôi được công ty M cử đi đào tạo ở Hàn Quốc với thời hạn 01 năm. Trong hợp đồng đào tạo cả hai bên có thỏa thuận công ty sẽ vẫn trả lương, đóng BHXH và chi trả chi phí đào tạo ( tổng giá trị là 600 triệu ) đồng thời tôi cam kết đào tạo xong sẽ làm việc cho công ty ít nhất 04 năm, nếu không sẽ trả gấp 5 lần chi phí đào tạo. Sau khi học xong, tôi quay trở lại làm việc cho công ty. Tuy nhiên, vì gia đình chuyển sang nước ngoài định cư nên ngày 1/2/2017, tôi thông báo với phòng nhân sự sẽ nghỉ việc từ 18/3/2017. Công ty M đồng ý cho tôi nghỉ việc và yêu cầu bồi thường 3 tỷ với lý do tôi chưa làm đủ 4 năm như cam kết. Vậy, công ty yêu cầu bồi thường như vậy có đúng không và tôi có phải bồi thường không? Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không như sau:
1. Cơ sở pháp lý về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
2. Nội dung tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không
Dựa theo câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang muốn hỏi về vấn đề bồi thường thiệt hại khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:2.1. Về chấm dứt hợp đồng lao động
Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thực hiện 2 loại hợp đồng: hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng đào tạo có xác định thời hạn.- Chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Theo đó, khi người lao động tham gia hợp đồng lao động không xác định thời hạn nghỉ việc chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động biết trước một khoảng thời gian hợp lý, thường là khoảng 45 ngày mà không cần có lý do. Ngày 1/2/2017 bạn thông báo cho công ty là ngày 18/3/2017 bạn nghỉ, tức là đã thông báo trước 47 ngày. Do đó, việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là đúng luật.
- Chấm dứt hợp đồng lao động đào tạo
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Như vậy, nội dung của hợp đồng đào tạo giữa bạn và công ty M về các chi phí đào tạo, thời gian,địa điểm đào tạo, kể cả việc bạn cam kết sau khi đào tạo xong sẽ trở lại làm việc cho công ty ít nhất 04 năm là hoàn toàn phù hợp với các nội dung của hợp đồng đào tạo mà luật quy định như trên. Nên bạn có nghĩa vụ phải thực hiện cam kết đó. Tuy nhiên, đến thời điểm bạn nghỉ việc thì bạn mới làm được cho công ty được gần 2 năm (tháng 4/2015 - 18/3/2017). Như vậy là chưa đủ 4 năm nên bạn đã vi phạm nghĩa vụ nêu trên.
[caption id="attachment_146185" align="aligncenter" width="446"] Chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường thiệt hại không[/caption]
2.2. Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Bộ luật lao động 2014 không có quy định về việc người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật mà chỉ đặt ra trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã bỏ ra. Khoản 3 Điều 43 Bộ luật Lao động 2014 quy định:
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Do đó thỏa thuận hợp đồng của bạn về công ty về việc bồi thường 3 tỷ là trái pháp luật nên thỏa thuận của hợp đồng về việc bồi thường 3 tỷ sẽ bị vô hiệu hóa. Và dựa theo những căn cứ trên, bạn chỉ có thể phải trả lại cho công ty chi phí mà công ty đã bỏ ra để đào tạo bạn.
Kết luận: Như vậy việc bạn chấm dứt hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là đúng luật nhưng việc bạn nghỉ việc mà chưa thực hiện xong cam kết làm việc ít nhất 04 năm nên bạn đã vi phạm hợp đồng đào tạo. Do đó bạn có thể phải hoàn trả lại chi phí đào tạo cho công ty.
Bài viết tham khảo