CÁCH TÍNH CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON
13:47 16/12/2019
Chế độ bảo hiểm thai sản cho lao động nữ khi sinh con bao gồm các chế độ...cách tính chế độ thai sản tương ứng với mỗi chế độ đó là...
- CÁCH TÍNH CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON
- cách tính chế độ thai sản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH TÍNH CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Câu hỏi của bạn về cách tính chế độ thai sản:
Mong Luật sư tư vấn giúp em về cách tính chế độ thai sản khi sinh con ạ. Em đi làm ở công ty và đã đóng BHXH đến nay được 10 tháng.
Câu trả lời của Luật sư về cách tính chế độ thai sản:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cách tính chế độ thai sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cách tính chế độ thai sản như sau:
1. Căn cứ pháp lý về cách tính chế độ thai sản:
2. Nội dung tư vấn về cách tính chế độ thai sản:
Trên cơ sở nghiên cứu văn bản luật liên quan và thông tin bạn cung cấp, theo đó, chế độ thai sản khi sinh con bạn sẽ được nhận bao gồm: trợ cấp một lần khi sinh con, chế độ thai sản khi sinh con và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh, Cụ thể, mức hưởng của từng chế độ được tính như sau:
2.1 Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con:
Tại Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần tại tháng bạn sinh con với số tiền hưởng là bằng 02 lần mức lương cơ sở. Hiện nay mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 1/7/2019 là 1.490.000. Như vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con bạn sẽ được hưởng là 2.980.000 vnđ.
2.2 Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con:
Tại Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Theo đó, mức hưởng khi sinh con được xác đinh như sau:
- Mức hưởng của một tháng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc.
- Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.
2.3 Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh:
Tại Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
- Theo đó, sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc trở lại mà sức khỏe của bạn chưa phục hồi thì được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là từ 05 - 10 ngày tùy theo quyết định của Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động quyết định.
- Mức hưởng cho mỗi ngày nghỉ chế độ này là bằng 30% mức lương cơ sở.
Trên đây là kết quả tư vấn cho bạn về cách tính chế độ thai sản khi sinh con. Hy vọng rằng sẽ hữu ích cho bạn để giải đáp thắc mắc.
Bài viết tham khảo:
- Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay
- Vấn đề tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ được quy định như thế nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về cách tính chế độ thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngô Hương Li