• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đăng ký biện pháp bảo đảm...các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Nghị định 102/2017/NĐ-CP...

  • Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất
  • trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn:

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm (có hiệu lực 15/10/2017).

Nội dung kiến thức:

1. Khái niệm chung

1.1 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Được quy định tại Điều 292 BLDS 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Cầm cố tài sản;
  • Thế chấp tài sản;
  • Đặt cọc;
  • Ký cược;
  • Ký quỹ;
  • Bảo lưu quyền sở hữu;
  • Bảo lãnh;
  • Tín chấp;
  • Cầm giữ tài sản.

1.2 Khái niệm đăng ký biện pháp bảo đảm

Được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP "Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;"

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 298 BLDS 2015 như sau:

  • Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
  • Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
  • Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

2. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

Được quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau:

2.1 Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký

Khoản 1 quy định các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tài biển.

2.2 Các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu

Căn cứ quy định tại Khoản 2, các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

  • Thế chấp tài sản là động sản khác;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

     Trên đây là quy định của pháp luật về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                         

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178