Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế như thế nào?
15:03 24/10/2017
Tôi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước từ năm 2003 đến nay, công ty thực hiện giảm biên chế, vậy các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế [...]
- Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế như thế nào?
- Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế như thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Tôi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước từ năm 2003 đến nay, công ty thực hiện giảm biên chế, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Xin hỏi tôi được hưởng những quyền lợi gì, như thế nào. Xin cám ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014
- Nghị định 108/2014/NĐ-CP chính sách tinh giản biên chế
Nội dung tư vấn về các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế
Như thông tin bạn trình bày, bạn làm việc cho doanh nghiệp nhà nước từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên bạn không nói rõ bạn có phải là cán bộ, công chức hay không hay bạn là nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty đó. Do vậy, chúng tôi xin được chia thành hai trường hợp như sau:
1. Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế đối với cán bộ, công chức
Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP chính sách tinh giản biên chế quy định khi người lao động nghỉ việc do tinh giản biên chế thì được hưởng những quyền lợi sau:
Trường hợp thứ nhất: Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp thứ hai: Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
- Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
- Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
- Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
- Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
Các đối tượng thôi việc do bị tinh giản biên chế được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức.
Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ bạn đang ở tuổi bao nhiêu nên bạn có thể căn cứ vào các trường hợp trên để xem mình thuộc trường hợp nào để tính các khoản trợ cấp cho bạn khi đã nghỉ việc. [caption id="attachment_58065" align="aligncenter" width="450"] Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế[/caption]
2. Các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế đối với người lao động
Điều 44, Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu kinh tế, công nghệ, chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp,... Theo quy định pháp luật, trong trường hợp này, công ty bạn phải tiến hành những thủ tục sau:
Trước hết, công ty bạn phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động và phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Sau đó, nếu công ty không thể giải quyết được việc làm cho những người lao động này mà phải cho người lao động nghỉ việc sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn của công ty và thông báo trước 30 ngày cho Sở lao động và thương binh xã hội cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở.
Như vậy, khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì những quyền lợi mà bạn được hưởng gồm:
Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012: “trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn phải trả trợ cấp mất việc làm cho 5 người lao động này. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Thứ hai: Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm.
Như vậy, do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi không thể đưa ra lời tư vấn chính xác. Do vậy, bạn xem mình thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên để được hưởng các khoản trợ cấp sau khi giảm biên chế.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Tinh giản biên chế đối với viên chức cán bộ công chức theo quy định
- Mức hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo nghị định 108 về tinh giản biên chế
Để được tư vấn vấn chi tiết về lĩnh vực lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.