• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp luật quy định NSDLĐ được xử lý kỷ luật NLĐ, tuy nhiên để đảm bảo lợi ích NLĐ pháp luật quy định các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động

  • Các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động từ năm 2021
  • Hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI CẤM KHI XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO DỘNG

Câu hỏi của bạn:

Chào Luật sư, thưa Luật sư tôi được biết Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021 có nhiều quy định mới thay đổi như hiện nay. Tôi muốn biết rõ hơn về quy định các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động. Trên thực tế có trường hợp người lao động vi phạm nội quy vừa bị phạt tiền vừa bị xử lý kỷ luật lao động thì có đúng quy định pháp luật không, trường hợp này người sử dụng lao động chịu trách nhiệm như thế nào.

Cảm ơn Luật sư./.

Câu trả lời của Luật sư:

Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi vi phạm về kỷ luật lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi vi phạm kỷ luật lao động như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động được hiểu như thế nào?

Kỷ luật lao động được quy định tại Điều 117 BLLĐ 2019 như sau:

Điều 117. Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo nội quy, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quy định trong khi làm việc cho người lao động. 

Xử lý kỷ luật lao động và việc áp dụng những những quy định về xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nhằm duy trì nề nếp, trật tự trong tập thể người lao động, pháp luật quy định cho phép người sử dụng lao động thực hiện xử lý kỷ luật với người lao động nhằm khắc phục hậu quả, nâng cao trong việc sử dụng người lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp người lao động sẽ sử dụng quyền vượt quá giới hạn, lạm dụng việc xử lý kỷ luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.  Vì vậy pháp luật đã quy định về các hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động. 

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động là các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động. Đây là quy định có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

2.Hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động theo BLLĐ 2019.

Từ năm 2021, quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động và các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động được thể hiện rõ hơn.

2.1 Các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Về hình thức xử lý kỷ luật lao động theo bộ luật lao động 2019 vẫn bao gồm 04 hình thức được quy định tại điều 124 như sau:

Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.

- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đói với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ

- Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức được áp dụng dới với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao đọng. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong 3 hình thức quy định tại khoản này.

- Hình thức xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải là hình thức xử lý nặng nhất vì theo hình thức này người lao động không thể tiếp tục làm việc, nên được quy định những trường hợp cụ thể được sa thải người lao động:

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

BLLĐ 2019 bổ sung thêm 01 trường hợp NSDLĐ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ bên cạnh các trường hợp khác theo quy định hiện hành. Cụ thể là trường hợp "NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động".

Trong đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà NLĐ thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của NSDLĐ.

2.2 Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Điều 128 Bộ luật lao động 2012 đã liệt kê các trường hợp cấm xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Bộ luật lao động 2019 kế thừa quy định của bộ luật lao động năm 2012 đồng thời quy định bổ sung và làm rõ từng trường hợp. 

Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, với các quy định mới tại BLLĐ 2019, việc áp dụng các quy định liên quan đến hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sẽ dễ dàng hơn, tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền mà xử lý không đúng pháp luật. 

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động không được thực hiện khi xử lý kỷ luật lao động bao gồm hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi vi phạm các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Người sử dụng lao động thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 18 Nghị Định 28/2020 và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2020sau:

3.1 Phạt vi phạm hành chính

Điều 17: Vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất ...

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. ...

3.2 Buộc khắc phục hậu quả

Điều 17: Vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất ... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này; c) Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này; d) Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Kết luận: Như vậy, theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định các trường hợp nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động là: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định. Người sử dụng lao động khi vi phạm hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.0000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại số tiền đã thu, trả đủ tiền lương, xin lỗi công khai, nhận lại người lao động...


Tình huống tham khảo:

Chào Luật sư, tôi đang làm việc tại một công ty được 05 năm năm nhưng do việc cá nhân tôi đã xin nghỉ việc 05 ngày để giải quyết công việc cá nhân đã được công ty đồng ý, nhưng do một số lý do sau khi hết 05 ngày nghỉ tôi có nghỉ việc thêm 03 ngày không thông báo với công ty. Nhưng sau khi trở lại làm việc tôi nhận được quyết định sa thải vì lý do nghỉ việc dài ngày làm đình trệ công việc của công ty. Luật sư cho tôi hỏi, công ty sa thải tôi có đúng không, tôi cần làm gì khi không đồng ý với quyết định sa thải này?

Câu trả lời của Luật sư:

khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 quy định về các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong đó quy định:

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Đối với trường hợp của bạn nghỉ việc 05 ngày được công ty đồng ý được coi là nghỉ việc có lý do chính đáng, đúng quy định. Nhưng sau 05 ngày bạn không trở lại làm việc và tự ý bỏ việc 03 ngày vi phạm nội quy lao động của công ty có thể bị xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên trường hợp của bạn không đủ căn cứ để xử lý kỷ luật sa thả vì chưa đủ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày liên tiếp. Như vậy công ty sa thải đối với bạn là sai quy định pháp luật. 

Khi bị xử lý kỷ luật sa thải không thỏa đáng người lao động cần yêu cầu giải quyết như sau:

  • Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật lao động.
  • Giải quyết thông qua hòa giải viên lao động: Đối với hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thả người lao động không cần thông qua thủ tục hòa giải viên lao động. 
  • Giải quyết thông qua hội đồng trọng tài lao động.
  • Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thực hiện các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật, kỷ luật lao động hình thức sa thải….  và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động về địa chỉ lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau: tư vấn tranh chấp lao động, thực hiện các thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp lao động,…

Luật Toàn Quốc, xin cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178