• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều 29 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND quy định về mức bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

  • Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất
  • Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỒI THƯỜNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Kiến thức của bạn:

Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh:

     Điều 29 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND quy định về mức bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Về nguyên tắc bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh

a) Mức chi phí bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có kết cấu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình cần di dời.

  • Công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương là công trình có quy mô, kết cấu và tính năng kỹ thuật giống như hiện trạng công trình cần di dời;
  • Giá trị xây dựng mới là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình có kết cấu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương và được xác định theo giá hiện hành tại thời điểm thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường.

b) Công trình hoặc các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thể tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại và tiếp tục sử dụng được thì khi cần di dời - tái lập chỉ tính bồi thường chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

c) Công trình không còn sử dụng được thì không được bồi thường.

2. Bố cục, nội dung Phương án bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh:

a) Nêu các cơ sở pháp lý liên quan đến Dự án đầu tư, các hồ sơ liên quan đến công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời; tóm tắt quy mô, hiện trạng của công trình. Nêu cụ thể về giá trị đầu tư ban đầu và giá trị đã khấu hao theo sổ sách của công trình phải di dời đến thời điểm thực hiện việc di dời.

b) Xác định tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ theo công thức sau:

Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ = (1) + (2) + (4) - (3); trong đó:

  • 1 là chi phí bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời có thể hoặc không thể tháo rời, di chuyển, lắp đặt lại theo nguyên tắc bồi thường nêu trên.
  • 2 là chi phí di dời tạm nếu có.
  • 3 là giá trị vật tư, thiết bị thu hồi theo quy định.
  • là chi phí khảo sát và các khoản chi phí khác có liên quan đến việc lập, thẩm định Phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành.

3. Về tổ chức thực hiện việc bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh

a) Chủ đầu tư Dự án chịu trách nhiệm:

  • Khi tiến hành khảo sát lập thiết kế cơ sở và Dự án đầu tư phải thông báo ngay bằng văn bản cho các đơn vị quản lý chuyên ngành của các công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời về phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án và các hồ sơ liên quan để cùng chuẩn bị kế hoạch, nguồn vốn, phương án để thực hiện di dời;
  • Phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý chuyên ngành trong quá trình khảo sát, lập hồ sơ bồi thườngvà tổ chức thực hiện;
  • Kiểm tra xác nhận khối lượng di dời của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi quy hoạch xây dựng Dự án chính;
  • Xem xét, trình Sở quản lý chuyên ngành xét duyệt dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ do đơn vị quản lý chuyên ngành lập theo đúng quy định tại Khoản 1, 2 Điều này;
  • Hợp đồng và tổ chức chi trả (một lần) tiền bồi thường, hỗ trợ cho đơn vị quản lý chuyên ngành công trình phải di dời theo Phương án bồi thường, hỗ trợ di dời (không có dự phòng phí) được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

b) Đơn vị quản lý chuyên ngành của công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời có trách nhiệm:

  • Lập Phương án bồi thường, hỗ trợ di dời và tổ chức thực hiện việc di dời giải phóng mặt bằng đối với công trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định;
  • Cung cấp toàn bộ hồ sơ có liên quan cho chủ đầu tư Dự án chính;
  • Đầu tư xây dựng lại công trình mới theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;
  • Chịu trách nhiệm về khối lượng công trình phải di dời;
  • Được sử dụng lại toàn bộ vật tư, thiết bị thu hồi sau khi đã khấu trừ giá trị thu hồi vào dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ (nếu có);
  • Lập thủ tục ghi tăng, giảm tài sản đối với công trình đã di dời - tái lập và báo cáo với đơn vị chủ quản theo quy định.

c) Trách nhiệm của các Sở quản lý chuyên ngành kỹ thuật:

  • Xác định công trình hoặc hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật được bồi thường, hỗ trợ khi phải di dời; công trình hoặc hạng mục công trình chỉ được bồi thường chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; công trình hoặc hạng mục công trình không được bồi thường, hỗ trợ khi phải di dời theo quy định;
  • Xây dựng, hướng dẫn cho các đơn vị quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật về quy trình thực hiện và phương pháp lập dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định chuyên ngành;
  • Xác định giá trị vật tư, thiết bị thu hồi theo quy định và khấu trừ ngay trong hồ sơ dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ cho đơn vị có công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời;
  • Phê duyệt dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ công trình hoặc hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật do chủ đầu tư trình trong vòng hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Quyết định phê duyệt dự toán của các Sở quản lý chuyên ngành kỹ thuật là cơ sở để cấp phát, thanh quyết toán (khoán gọn) kinh phí bồi thường, hỗ trợ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.

d) Giao các Sở quản lý chuyên ngành hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời và lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý các Dự án đầu tư, cụ thể:

  • Sở Giao thông vận tải: thẩm định và phê duyệt đối với công trình giao thông và công trình cấp, thoát nước, chiếu sáng đô thị;
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thẩm định và phê duyệt đối với công trình thủy lợi, đê điều, nông - lâm - ngư - nghiệp;
  • Sở Công Thương: thẩm định và phê duyệt đối với công trình điện;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường: thẩm định và phê duyệt đối với công trình xử lý nước thải, xử lý chất thải (bãi chứa, bãi chôn lấp rác);
  • Sở Thông tin và Truyền thông: thẩm định và phê duyệt đối với công trình công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình.
[caption id="attachment_91000" align="aligncenter" width="450"]Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh[/caption]

4. Đối với các hạng mục di dời lưới điện thuộc các Dự án chính có tính chất cấp bách hoặc các Dự án có yêu cầu phối hợp triển khai đồng bộ, lưới điện và trạm biến áp của các doanh nghiệp và các hạng mục di dời, nâng cao lưới điện cao thế, chủ đầu tư của các Dự án chính có trách nhiệm thực hiện theo hình thức di dời - tái lập. Sau khi di dời - tái lập lưới điện, chủ đầu tư của các Dự án chính có trách nhiệm bàn giao cho ngành điện và yêu cầu ngành điện trích khấu hao hoàn trả ngân sách Thành phố phần giá trị chênh lệch giữa lưới điện di dời - tái lập và lưới điện hiện trạng theo quy định (trừ lưới điện và trạm biến áp của các doanh nghiệp và lưới điện cao thế).

5. Phí thẩm định hồ sơ bồi thường: được lấy bằng phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế công trình xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

6. Trường hợp có hệ thống điện thoại, đồng hồ nước, đồng hồ điện, cáp truyền hình, Internet (thuê bao), giếng nước được bồi thường như sau:

a) Điện thoại (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới do đơn vị cung cấpdịch vụ Thông báo hoặc chi phí di dời do đơn vị cung cấpdịch vụ thực hiện;

b) Các loại điện kế chính một (01) pha và ba (03) pha: bồi thường theo Bảng chiết tính của các Điện lực khu vực;

Điện kế phụ (tự câu lại): chủ sử dụng tự thu hồi, không tính bồi thường, không tính hỗ trợ;

c) Đồng hồ nước (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc chi phí di dời do đơn vị quản lý cấp nước thực hiện;

Đồng hồ nước phụ (tự câu lại): chủ sử dụng tự thu hồi, không tính bồi thường, không tính hỗ trợ;d) Cáp truyền hình, Internet: bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc chi phí di dời do cơ quan cung cấp dịch vụ thực hiện.

đ) Giếng nước khoan, giếng nước đào thủ công: bồi thường theo chi phí thực tế tại địa phương.

(Mức giá cụ thể từng thời điểm do Hội đồng bồi thường của Dự án xác định theo mức giá do cơ quan đơn vị quản lý chuyên ngành cung cấp).

       Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178