Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất
22:23 12/05/2018
Mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 11 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND, cụ thể như sau:

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất
Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT CÒN LẠI TẠI BÌNH PHƯỚC
Kiến thức của bạn:
Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước:
Mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 11 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
1. Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: Là các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 13 của Quy định này.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:
- Chi phí san lấp mặt bằng;
- Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
- Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
3. Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
a) Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất quy định tại tiết 1, điểm a Khoản này;
- Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.
b) Chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
[caption id="attachment_89499" align="aligncenter" width="450"] Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước[/caption]
4. Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với trường hợp không có hồ sơ
Trường hợp chủ sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này nhưng thực tế đã có đầu tư vào đất thì giao Hội đồng bồi thường đề xuất chi phí đầu tư vào đất còn lại thực tế gửi cơ quan chuyên ngành thẩm định theo các hạng mục. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản cho Hội đồng bồi thường để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư dự án được thuê chuyên gia, tư vấn xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại để đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Việc xác định giá trị các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại phải căn cứ vào đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đối với khoản chi phí đầu tư vào đất mà việc đầu tư thực hiện trong nhiều lần, nhiều năm thì khi xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại được cộng dồn chi phí của tất cả các lần, các năm đó và được xác định theo công thức sau:
P = T2 x (P1+P2+P3+P4)/T1
Trong đó:
- P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
- P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
- P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp;
- P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
- P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
- T1: Thời hạn sử dụng đất;
- T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.
Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.
Bài viết tham khảo:
- Bồi thường đất nằm trong hành lang tại Đắk Nông do bị hạn chế khả năng sử dụng đất
- Bồi thường đất hành lang an toàn tại Hải Phòng do hạn chế khả năng sử dụng
Để được tư vấn chi tiết về mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Bình Phước khi Nhà nước thu hồi đất quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.