• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kiểm soát quyền lực trong công tác bố trí cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ...

  • Bố trí cán bộ trong cấp ủy
  • bố trí cán bộ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỐ TRÍ CÁN BỘ

Câu hỏi của bạn về bố trí cán bộ: 

     Ở địa phương mình có một việc khó giải quyết, là có đơn của công dân hỏi: con trai được bầu làm bí thư đoàn xã tháng 4/2017 nhiệm kỳ 2017-2022, mà đến tháng 9/2019 bố đẻ lại được bầu trúng chức danh trưởng ban thanh tra nhân dân xã. Vậy cho mình hỏi người con trai đó có được quy hạch vào cấp ủy nhiệm kỳ 2020 -2025 không?

Câu trả lời của Luật sư về bố trí cán bộ:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về bố trí cán bộ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về bố trí cán bộ như sau:

1. Căn cứ pháp lý về bố trí cán bộ:

2. Nội dung tư vấn về bố trí cán bộ:

Theo quy định 205/QĐ-TW: Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng, bố trí, quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.

2.1 Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

     Tại Quy định số 205-QĐ/TW quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, áp dụng với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác cán bộ. 

     Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng, bố trí, quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

     Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.

     Các cơ quan được giao thực hiện công tác cán bộ bao gồm:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

...

3. Cơ quan được giao thực hiện công tác cán bộ bao gồm:

- Cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quyết định về công tác cán bộ, nhân sự theo thẩm quyền là cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Ban tổ chức của cấp ủy, cơ quan tổ chức - cán bộ, cơ quan nội vụ, các cơ quan được giao phối hợp trong công tác đề xuất, nhận xét, đánh giá, thẩm định cán bộ.

...

     Như vậy, đối với hoạt động quy hoạch cán bộ trong ban tổ chức cấp ủy sẽ phải đảm bảo những quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ theo Quy định 205-QĐ/TW [caption id="attachment_195611" align="aligncenter" width="580"]BỐ TRÍ CÁN BỘ BỐ TRÍ CÁN BỘ[/caption]

2.2 Bố trí cán bộ đối với cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị

     Tại Khoản 6, Điều 3, Quy định số 205-QĐ/TW quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị như sau:

Điều 3. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị

...

6. Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, tại Điều 4 của Quy định 205/TW:

Điều 4. Đối với thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị

1. Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự mà cá nhân được phân công theo dõi, quản lý. Thể hiện rõ chính kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, được bảo lưu ý kiến.

2. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

3. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và trong việc nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách. Với tư cách là thành viên, chịu trách nhiệm liên đới đối với từng quyết định không đúng về công tác cán bộ của tập thể lãnh đạo, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản (hoặc ý kiến đã được ghi nhận trong biên bản cuộc họp).

4. Tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình công tác cán bộ.

5. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.

6. Nghiêm cấm các hành vi sau:

a) Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.

b) Xen ghép ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật nhằm vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình tham mưu thực hiện quy trình công tác cán bộ.

c) Để người khác, nhất là vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ.

d) Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

đ) Các hành vi quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy định này.

     Theo đó, không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan trong cùng địa phương, cơ quan và đơn vị.

     Đối với cấp ủy, không được bố trí những người có quan hệ gia đình như vợ, chồng, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ.

KẾT LUẬN: Như vậy, đối với trường hợp của bạn là đơn vị cấp ủy và có hai cán bộ, một là Bí thư đoàn xã - là người con trai và chức danh Trưởng ban thanh tra nhân dân xã. Đây đều là những đối tượng (người có quan hệ gia đình cha-con) và các chức danh có liên quan đến nhau (Bí thư-Trưởng ban kiểm tra) được quy định là không bố trí cùng đảm nhiệm chức danh trong cùng cấp ủy theo Quy định số 205-QĐ/TW.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về bố trí cán bộ , quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngô Hương Li

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178