• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế tại Điều 611 Bộ luật dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xác định thời điểm phát sinh quyền và...

  • Bình luận Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015
  • Điều 611 Bộ luật Dân sự
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:

     Rất mong Luật sư phân tích Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm, địa điểm mở thừa kế để tôi có thể hiểu rõ hơn.

     Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

     Câu trả lời của Luật sư:      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Điều 611 Bộ luật Dân sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Điều 611 Bộ luật Dân sự như sau:      Căn cứ pháp lý:

1. Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định gì?

     Thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 611, Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

     Theo đó, Điều 611 Bộ luật dân sự dành 2 khoản riêng biệt để quy định về thời điểm và địa điểm mở thừa kế. Chúng ta cùng đi phân tích về điều khoản này theo các nội dung dưới đây.

2. Bình luận Điều 611 Bộ luật dân sự 2015

  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết

     Thời điểm mở thừa kế có thể được tính là phút, giờ, tháng, năm. Việc xác định cụ thể cần phải căn cứ vào từng việc thừa kế. Trường hợp việc mở thừa kế đã quá lâu không xác định được ngày thì thời điểm mở thừa kế có thể tính là ngày đầu tiên của tháng tiếp theo mà người thừa kế đã xác định

     Thông thường thời điểm mở thừa kế được tính là ngày giỗ. Vào thời điểm người có tài sản chết sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tài của người liên quan như người quản lý di sản. Như vậy, thời điểm mở thừa kế làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế có quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến di sản thừa kế, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thừa kế

     Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế, các quyền tài sản của người chết được chuyển cho người thừa kế. Trong thực tế, có những việc thừa kế sau thời gian dài mới chia di sản, nên di sản có sự biến động do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Những trường hợp này cần xem xét xác định trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại

     Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định người thừa kế và những người liên quan đến việc thừa kế. Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

     Những người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế sẽ được hưởng di sản thừa kế, nếu họ không vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự. Ngược lại, nếu họ có một trong những hành vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 621 thì cần phải xác định hành vi vi phạm đó được thực hiện trước hay sau thời điểm mở thừa kế và nếu trước thời điểm mở thừa kế thì người lập di chúc có biết hay không. Chúng tôi cho rằng, cần phải xem xét các trường hợp sau đây:

     + Trường hợp thứ nhất, nếu các hành vi vi phạm là giả mạo di chúc, hủy di chúc xảy ra trước thời điểm mở thừa kế mà người có tài sản hoàn toàn không biết và sau thời điểm mở thừa kế người có hành vi vi phạm đó bị phát hiện, thì họ không có quyền hưởng di sản thừa kế.

     + Trường hợp thứ hai, nếu hành vi vi phạm đó xảy ra trước thời điểm mở thừa kế mà người có tài sản đã biết hành vi đó nhưng không có ý kiến gì, thì phải coi đó là chưa vi phạm, bởi vì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, cho nên việc lập di chúc có hiệu lực pháp luật và có quyền lập một di chúc khác. Trường hợp người có tài sản không lập di chúc khác, thì phải coi là người lập di chúc đã đồng ý hủy di chúc đã lập.

     + Trường hợp thứ ba, người giả mạo di chúc, sửa di chúc, hủy di chúc sau thời điểm mở thừa kế, các hành vi này nị coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 621 BLDS

     Như vậy, để xác định đúng hành vi vi phạm cần phải xem xét hành vi đó được thực hiện trước hay sau thời điểm mở thừa kế. Nếu thực hiện trước thời điểm mở thừa kế và bị phát hiện thì phải xem xét là người lập di chúc đó còn khả năng lập di chúc nữa hay không. Nếu hành vi vi phạm thực hiện trước thời điểm mở thừa kế và được phát hiện, nhưng người để lại thừa kế còn khả năng lập di chúc khác thì không bị coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 621 BLDS. Nếu hành vi sửa chữa di chúc trước thời đểm mở thừa kế, bị phát hiện ngay và người sửa chữa, hủy di chúc biết rằng người lập di chúc không còn khả năng lập di chúc khác thì hành vi đó được coi là vi phạm điểm đ khoản 1 Điều 621 BLDS. Bởi vì trong ý thức chủ quan của người sửa chữa, hủy di chúc nhận thức rằng, nếu không hủy, sửa chữa di chúc thì sau thời điểm mở thừa kế, di chúc này có hiệu lực pháp luật, như vậy sẽ bất lợi cho mình, cho nên người có hành vi trên sẽ không có quyền hưởng di sản

     Xác định thời điểm mở thừa kế để xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người lập di chúc chết. Khi còn sống, người để lại di chúc có thể bị người lập di chúc trước đó một khoảng thời gian, có thể kéo dài hàng năm. Trong thời gian đó, tài sản đó tài sản được ghi trong di chúc có thể bị người lập di chúc sử dụng hết hoặc đã định đoạt cho người khác như bán, tặng cho một phần tài sản thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản không còn, sẽ không còn hiệu lực, phần tài sản còn lại sẽ được chia theo di chúc. Mặt khác, sau khi lập di chúc người lập di chúc có quyền sửa đổi, hủy di chúc hoặc lập di chúc khác. 

     Trong thực tế, sự kiện chết của con người có thể là tự nhiên (chết sinh học) như ốm chết hoặc các bênh tật khác đem lại. Cái chết cũng có thể do hành vi bất hợp pháp gây ra (giết người) hoặc không may gặp biến cố. Tuy nhiên những trường hợp mất tích không thể xác định được một người đã chết hay chưa, theo yêu cầu của người có quyền Tòa án tuyên bố người đó là đã chết. Thời điểm mở thừa kế của người bị tuyên bố chết là ngày Tòa án xác định người đó chết như ngày bị tai nạn. Nếu không xác định được ngày chết của người bị tuyên bố chết thì tùy từng trường hợp Tòa án sẽ xác định theo khoản 1 Điều 71 BLDS

     Thời điểm mở thừa kế tính là ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thời điểm mở thừa kế cần tính đơn vị phút, vì theo quy định tại Điều 619 BLDS, thì những người có quyền được thừa kế di sản của nhau mà chết cùng tai nạn không xác định được người chết sau thì coi như họ chết cùng thời điểm. Như vậy trường hợp này cần căn cứ đơn vị bằng phút để xác định thời điểm mở thừa kế của từng người

  • Địa điểm mở thừa kế

     Sau khi người có tài sản chết, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết gọi là địa điểm mở thừa kế

     Địa điểm mở thừa kế là nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, là nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các quyền và lợi ích của những người liên quan tới di sản thừa kế

     Xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, vì người thừa kế cần phải thực hiện các thủ tục pháp lí liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận các quyền của mình đã phát sinh từ di sản thừa kế. Trong trường hợp không có hoặc không xác định được người thừa kế thì cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền quản lý di sản đó

     Kết luận: Như vậy việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế tại Điều 611 Bộ luật Dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xác định thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.

     3. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi được cha mẹ để lại di sản sau khi qua đời nhưng trong di chúc cha mẹ tôi không hề đề cập đến nghĩa vụ của người hưởng thừa kế. Vậy tôi cần có nghĩa vụ gì đối với di sản của cha mẹ tôi để lại không? Tôi xin cảm ơn!   

     Theo bộ luật dân sự 2015, sau đây là những nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

     + Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
     + Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
     + Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
     + Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
     Như vậy, mặc dù cha mẹ anh không có yêu cầu trong di chúc nhưng anh vẫn cần thực hiện nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Điều 611 Bộ luật dân sự 2015:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500 về Điều 611 Bộ luật dân sự 2015: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các điều kiện của người hưởng thừa kế, lập di chúc, thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email về Điều 611 Bộ luật dân sự 2015: Bạn có thể gửi Email câu hỏi liên quan đến Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 hoặc các câu hỏi khác về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất về bình luận Điều 611 Bộ luật dân sự 2015.

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178