• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp, Nghị quyết 42/2017/QH14

  • Xử lý tài sản thế chấp hiện nay như thế nào?
  • Xử lý tài sản thế chấp
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP

Câu hỏi của bạn về xử lý tài sản thế chấp

Kính gửi Qúy Công ty!

Lời đầu tiên Tôi xin chân thành cám ơn đơn vị đã có những đóng góp cho cộng đồng luật Việt Nam, liên quan đề đề xuất tư vấn về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Tôi xin tóm tắt như sau:

Hiện trạng: Tại hợp đồng thế chấp của Bank hiện nay không có nội dung thỏa thuận như quy định tại điểm b khoản 2, điều 7 của nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu;

Hướng xử lý của cá nhân xin ý kiến tư vấn: Nếu hợp đồng thế chấp nào thiếu điều kiện áp dụng như trên hoặc nói rộng hơn không đáp ứng điều kiện thu giữ theo nghị quyết 42/2017/QH14 thì áp dụng theo Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm;

Quan điểm khác: chỉ áp dụng thu giữ theo nghị quyết 42 hiện hành, vì khoản 2 điều 17 của nghị quyết 42 quy định cùng 1 vấn đề thì áp dụng Nghị quyết 42. Và nội dung quy định về quyền thu giữ theo 163 đã hết hiệu lực. Như vậy nếu đối áp dụng nghị quyết 42 thì Bank sẽ không thể thu giữ được tài sản được giao kết theo hiện trạng nêu trên

Nội dung đề xuất tư vấn: với hiện trạng nêu trên có áp dụng theo nghị định 163 được không hay có căn cứ pháp lý nào để thu giữ tài sản để bán đấu giá không?

Trân trọng cám ơn Qúy Chuyên gia đã tư hỗ trợ!

Câu trả lời của Luật sư về xử lý tài sản thế chấp

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý tài sản thế chấp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý tài sản thế chấp như sau

1. Cơ sở pháp lý về xử lý tài sản thế chấp

2. Nội dung tư vấn về xử lý tài sản thế chấp

     Thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao cho tài sản cho bên kia. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thế chấp tài sản. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số vấn đề khi xử lý tài sản thế chấp.

2.1 Thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật

Thế chấp tài sản được quy định tại điều 317 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể
Điều 317. Thế chấp tài sản 1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
     Thế chấp là hoạt động khác với cầm cố tài sản hay đặt cọc. Tại đây, một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Còn đối với cầm cố tài sản hay đặt cọc, một bên sẽ phải giao tài sản hoặc một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để bảo đảm cho việc thực hiện việc giao kết hợp đồng.  [caption id="attachment_203015" align="aligncenter" width="259"] Xử lý tài sản thế chấp[/caption]

2.2 Quyền của bên nhận thế chấp

Tại điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp
Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp 1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. 2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. 3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. 4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. 5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. 7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Đáng chú ý, bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 299, cụ thể
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

2.3 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Theo pháp luật hiện hành, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo một trong những phương thức sau đây
  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo cho bên bảo đảm biết về việc sẽ xử lý tài sản bảo đảm đối với thời gian hợp lý, cụ thể được quy định tại Điều 300
Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. 2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Trách nhiệm giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm xử lý được quy định tại điều 301 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.
[caption id="attachment_203016" align="aligncenter" width="406"] Xử lý tài sản thế chấp[/caption]

2.4 Áp dụng căn cứ pháp lý

Tại khoản 2, Điều 17, Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định như sau
....2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.(...)
Ngoài ra, tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định như sau
Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. 2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. 4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. 5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
       KẾT LUẬN: Theo quan điểm tư vấn, thì hiện nay, dựa quy định tại điểm b khoản 2, điều 7 của nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu thì việc xử lý tài sản sẽ được chiếu theo quy định tại nghị quyết này, mọi trường hợp mà Luật khác có quy định mà cùng là một vấn đề thì áp dụng quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu. Trường hợp của bạn trong hợp đồng thế chấp giữa Bank với cá nhân không quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm của các bên thì việc này sẽ được giải quyết bằng con đường khởi kiện tại Tòa án. Hi vọng những căn cứ pháp lý trên sẽ giúp bạn giải quyết một số vấn đề cơ bản. Bài viết tham khảo:
     Để được tư vấn chi tiết về xử lý tài sản thế chấp, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn Luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178