• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xác định tỷ lệ thương tật như thế nào theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự ?,Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư [...]

  • Xác định tỷ lệ thương tật như thế nào theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ?
  • Xác định tỷ lệ thương tật
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xác định tỷ lệ thương tật như thế nào theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự?

Câu hỏi của bạn:

     Ông hàng xóm em bị mẹ em đánh chỉ bị thương ngoài da. Em đoán xác định tỷ lệ thương tật mười mấy trăm. Vì không có bị gì đến sọ não. Chỉ bị chấn thương đầu. Ông ta đòi đưa ra tòa. Em hỏi hành vi phòng vệ chính đáng của mẹ em có bị lỗi không. Bị xử phạt ở mức nào?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi qua emai- Phòng tư vấn luật của công ty Luật toàn quốc. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Nội dung tư vấn: Xác định tỷ lệ thương tật như thế nào theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự?

     1. Xác định tỷ lệ thương tật ở đâu?

     Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:

     Điều 105: Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại:

1.Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2.Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

     Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Giai đoạn này có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến hành hoạt động điều tra. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa trong việc phát sinh quan hệ pháp lý giữa cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về căn cứ khởi tố vụ án như sau:

    Theo điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về căn cứ khởi tố vụ án:

      "1.Tố giác của công dân;

2.Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3.Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.

5.Người phạm tội tự thú."

     Như vậy, người bị hại có quyền tố cáo và làm đơn đề nghị trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật tới người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. [caption id="attachment_46886" align="aligncenter" width="500"]Trưng cầu giám định                                     Xác định tỷ lệ thương tật [/caption]

       Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về trưng cầu giám định như sau:

       Điều 155. Trưng cầu giám định 

1.Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định về vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định tại Điều 60 của Bộ luật này.

3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;

b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ năng lực trách nhiệm hình sự họ;

c) Tình trang tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.”

     Đồng thời theo quy định theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2004 quy định về việc nhận trưng cầu giám định: 

“1. Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương trưng cầu.

2.Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp Trung ương trưng cầu và các việc giám định phức tạp do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh trưng cầu”.

     => Với trường hợp của bạn, theo như các quy định của pháp luật; việc giám định thương tật phải do cơ quan, tổ chức tiến hành chứ bạn không thể xác định tỷ lệ thương tật dựa trên suy đoán. Xác định tỷ lệ thương tật có đúng mười mấy phần trăm hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị hại làm đơn khởi tố. Sau đó cơ quan công an sẽ tiến hành các bước tố tụng và tiến hành trưng cầu giám định.

     2. Xác định tỷ lệ thương tật trên mười mấy phần trăm trong trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

     Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn        phòng vệ chính đáng 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
      Như vậy, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải gây thương tật từ 31 % trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn dưới 31 % thì hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về xác định tỷ lệ như thế nào theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự?. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178