• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Em là một lập trình viên. Hiện nay em muốn lập trình 1 app điện thoại cho IOS (Iphone) trong đó có nhiều ảnh vào video 18+...

  • Viết chương trình khiêu dâm trên điện thoại có bị xử lý
  • Viết chương trình khiêu dâm trên điện thoại
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Viết chương trình khiêu dâm trên điện thoại có bị xử lý

Câu hỏi của bạn:

Chào luật sư,

Em là một lập trình viên. Hiện nay em muốn lập trình 1 app điện thoại cho IOS (Iphone) trong đó có nhiều ảnh vào video 18+. Em viết mail này xin ý kiến luật sư ạ.

Theo thiết kế, app của em sẽ tổng hợp khoảng 100 bức ảnh và khoảng 200 video tại một số website 18+ như : xnxx, xvideos...và cho phép người dùng xem ảnh, video ngay tại app. App của em chỉ có một số thông tin về diễn viên 18+, ảnh và video ngoài ra không có gì khác.

Nếu bình thường, em tin app này bị khép vào tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thế nhưng, xin luật sư xem xét một số yếu tố sau :

  1. App của em giao diện hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Không có chữ Tiếng Việt nào.
  2. IOS cho phép chọn đất nước bán app. Em chắc chắn sẽ không bán app này ở đất nước Việt Nam. App của em chỉ bán cho thị trường Châu Âu. Nếu từ Việt Nam truy cập vào app store sẽ không thể nhìn thấy và mua app của em.
  3. Em không tự làm ra ảnh hay video 18+. Máy tính của em cũng không chưa bất cứ ảnh hay video nào. Em cũng không hề thuê máy chủ nào để chứa ảnh hay video. Em hoàn toàn lấy đường dẫn (link) ảnh, video từ website khác và nhúng vào app của em.
  4. Em không truyền bá, em đẩy lên App Store của Apple. Người dùng Iphone mua app từ Apple và Apple chia % cho em. Em không quảng cáo hay PR về app này.

Như vậy xin hỏi luật sư, với 1 app không làm hại gì cho dân tộc Việt Nam, nội dung không phải do em làm ra, em chỉ tổng hợp và đăng bán thì có phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay không? Em xin chân thành cảm ơn luật sư ạ!

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
  • Nghị định 174/2013 về xử lý hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

Nội dung tư vấn: [caption id="attachment_24650" align="aligncenter" width="500"]Viết chương trình khiêu dâm trên điện thoại có bị xử lý Viết chương trình khiêu dâm trên điện thoại có bị xử lý[/caption]

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:      Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

1. Thế nào là tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?

     Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi của người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy.

     Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... Để đấu tranh phòng chống các hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam.

     Phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy là cho xem, cho nghe, cho thuê, tặng, cho, bán... hoặc nói cho nghe, cho nghe đài nước ngoài...

2. Bạn có phạm tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay không?

     Trước hết bạn cần xác định các quy định về dấu hiệu tội phạm của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Điều 253, Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

  1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

b) Phổ biến cho nhiều người;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

  1. Về chủ thể:

    Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Nếu vật phạm pháp có số lượng lớn và chỉ phổ biến cho một người, thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này họ đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.

     2. Về khách thể:

      Do tội phạm này được quy định tại chương các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nên nó xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tình thần loài người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn ( cơ quan văn hóa) thẩm định.

    3. Mặt khách quan:

    - Hành vi khách quan:  Người phạm tội thực hiện duy nhất một hành vi, đó là truyền bá (phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất đồi trụy nhưng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác.

    Theo đó, làm ra vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là tạo ra các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô, hoặc khiêu gợi những ý định thúc đẩy con người thỏa mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô như: vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sáng tác nhạc, viết truyện, làm thơ, viết kịch,…

         + Sao chép vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là từ một vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy đầu tiên ( bản gốc, bản chính) tạo ra nhiều vật phẩm khác giống như vật phẩm ban đầu có tính chất đồi trụy. Việc sao chép có thể sao chép toàn bộ hoặc chỉ sao chép một phần. Hình thức sao chép cũng đa dạng như: chụp lại, viết lại, ghi âm lại, ghi hình lại hoặc các hình thức sao chép khác.

         + Lưu hành vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là cho người khác xem, mượn, thuê các vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy.

          + Vận chuyển vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là chuyên chở các vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy từ nơi này đến nơi khác.

        + Mua bán vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi lấy vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy hoặc dùng vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy để trao đổi lấy tiền hoặc tài sản.

         + Tàng trữ vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhất định như: ở cơ quan, phòng làm việc, nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông,…

         + Tàng trữ vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhật định như: ở cơ quan, phòng làm việc, nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông,…

       + Các hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là ngoài các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến, thì người phạm tội còn có những hành vi khác phố biến cho người khác biết các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người thỏa mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô. Việc nhà làm luật quy định các hành vi khác là nhằm tránh lọt tội.

     -  Hậu quả: Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cáu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm trụng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy từng trường hợp người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.

    Các dấu hiệu khách quan khác: Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan, hậu quả thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu khách quan khác mà nếu thiếu nó thì người có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành tội phạm, đó là: vật phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.

     4. Chủ quan của tội phạm:

     Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi của mình là do cố ý. Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

      Như vậy, do bạn cung cấp không đầy đủ thông tin nên chúng tôi chưa thể kết luận bạn có phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; bạn cần cung cấp một số thông tin như sau:

  • Bạn đã đủ tuổi trách nhiệm Hình sự hay chưa; Mục đích, động cơ phạm tội của bạn là gì; vì đây là các dấu hiệu bắt buộc để có thể về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

     Nếu chưa đủ căn cứ thì để khởi tố hình sự thì bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo Khoản 4 Điều 66 nghị định 174/2013.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178