• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau như cho ăn, uống, hút thuốc phiện...

  • Việc ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào?
  • Ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

Câu hỏi về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: việc ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

Câu trả lời về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

2. Nội dung tư vấn về ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc vấn đề là: “ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan chúng tôi xin như sau:

2.1. Cấu thành tội ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội

Tại điều 325 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp như sau:

Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

....................

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

     Theo quy định của pháp luật hiện hành ta có thể hiểu dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

A. Mặt khách quan

  • Hành vi: Đới với tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp người có hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng một trong các hành vi sau:

     + Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

     + Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

     + Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

     – Dụ dỗ người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

     – Ép buộc người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác (như dọa nói với bố mẹ, tố cáo chính quyền về sai phạm nào đó của họ…) để buộc người chưa thành niên phải hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

     – Chứa chấp người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi cung cấp cho người chưa thành niên nơi ăn, chỗ ở với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội phạm. Người chứa chấp đã biết rõ người chưa thành niên mà mình chứa chấp là người phạm pháp. Hành vi chứa chấp đó có thể được thực hiện độc lập nhưng cũng có thể được thực hiện đồng thời với hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội.

     Một lưu ý là:

  • Hoạt động phạm tội: Được hiểu là các hoạt động (hành vi) để thực hiện tội phạm cụ thể nào đó như: cưốp tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy…
  • Sống sa đọa: Được hiểu là sống buông thả, sa vào các tệ nạn như hút, chích, ma túy, mại dâm…
  • Người chưa thành niên phạm pháp: Là người chưa thành niên đã hoặc đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật đó có thể là chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (như trộm cắp vặt mà giá trị tài sản chưa đến 500.000 đồng) nhưng cũng có thể đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng chưa bị phát hiện, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. Khách thể:

     Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự xã hội, hoạt động phòng, chống tội phạm, đồng thời xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên.

     Đối tượng tác động của tội này là người dưới 18 tuổi.

c. Mặt chủ quan:

     Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

d. Chủ thể:

     Đối với tội này đòi hỏi người phạm tội phải là người đủ 18 tuổi và người này phải có năn lực pháp luật hình sự đầy đủ [caption id="attachment_158580" align="aligncenter" width="438"]Ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào Ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào[/caption]

     Từ căn cứ nêu trên, ta có thể khẳng định, khi một người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội, thì người có hành vi ép buộc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp theo quy định tại điều 325 của Bộ luật hình sự năm 2015

2.2. Hình phạt của tội phạm

– Khung cơ bản (khoản 1)

     Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi:

  • Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;
  • Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội
  • Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.

– Khung tăng nặng (khoản 2)

     Có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho người phạm tội khi thuộc một trong các tình tiết sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;
  • Đối với người dưới 13 tuổi;
  • Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

     Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể là người phạm tội còn có thể bị  phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

     Tóm lại, Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triền đầy đủ về thể chất và tinh thần, do vậy người thân, nhà trường và xã hội cần quan tâm, dạy bảo những người này sống và học tập đúng với quy định của pháp luật. Xuất phát từ lý do trên, khi một người đã thành niên mà có hành vi rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa hay đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp thì người này sẽ bị TCTNHS theo đúng quy định của điều 325 của BLHS năm 2015

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về Ép người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị TCTNHS thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

Chuyển viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178