• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Từ đó, chúng tôi xin đưa ra kết luận trong trường hợp của bạn là lãi suất vượt quá 2.800 đông trên một triệu trên một năm thì có dấu hiệu của vay lãi nặng

  • Vay mấy nghìn trên một triệu trên một ngày thì gọi là vay lãi nặng?
  • Vay lãi nặng
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: Luật sư cho tôi hỏi, tôi định vay một người bạn số tiền 1.000.000 đồng, bạn tôi nói là sẽ cho vay với điều kiện phải trả số tiền lãi là 1.000.000 đồng/tháng. Bạn tôi tính mức lãi suất như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Và như vậy có được gọi là cho vay nặng lãi không?

Câu trả lời của Luật sư:

1. Lãi suất là gì?

     Lãi suất là một khái niệm tài chính được sử dụng để mô tả tỷ lệ phần trăm của số tiền mà một người hoặc tổ chức nhận được hoặc phải trả dựa trên số tiền ban đầu được đầu tư hoặc vay mượn. Nó là một cách để đo lường giá trị thời gian của tiền và đánh giá rủi ro trong các giao dịch tài chính.

     Trong Bộ luật dân sự 2015, tại khoản 1 Điều 468 có quy định về mức tính lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, các bên có thể thoả thuận với nhau về mức tính lãi suất, miễn sao lãi suất theo thoả thuận không vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. 

2. Phân biệt chủ nợ 

     Đối với các chủ nợ là tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân, đối với các chủ nợ này thì không chịu mức lãi suất trần là tối đa 20%/năm được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015 mà các tổ chức tín dụng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

     Đối với các chủ nợ là cá nhân hoặc doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, giao dịch cho vay với các chủ nợ này thuộc phạm vi giao dịch dân sự và phải tuân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

3. Thế nào là vay nặng lãi?

Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP có quy định như sau:

Về một số từ ngữ

1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

     Điều 468 quy định mức lãi suất cao nhất mà các bên có thể tự thoả thuận đạt được là 20%, cho nên, người cho vay sẽ bị coi là cho vay nặng lãi khi phần trăm tiền lãi bằng 100% số tiền vay ban đầu trở lên.

     Áp dụng vào trong trường hợp trên, nếu bên cho vay cho vay 1.000.000 đồng, thì mức lãi suất cao nhất một năm mà bên cho vay có thể đòi là 20% của 1.000.000 đồng, tức là 200.000 đồng. Thế nhưng, bên cho vay đã đòi mức lãi suất 1.000.000 đồng/tháng, lên tới 12.000.000 đồng/năm, tức là đã vượt quá 100%/năm của khoản tiền vay ban đầu. Vậy là đã đủ điều kiện để được xem là cho vay nặng lãi, và theo quy định của pháp luật, số tiền lãi vượt quá 20% của số tiền vay ban đầu sẽ không có hiệu lực, và người vay không cần phải trả số tiền lãi vượt quá này.

4. Hỏi đáp về vay nặng lãi

Câu hỏi 1. Cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

     Theo đó, tội cho vay nặng lãi có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm, bị phạt tiền cao nhất đến 1.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 2. Khi cho vay hai bên không có thoả thuận về mức lãi suất, nhưng khi đến hạn trả tiền mà bên cho vay đòi trả cả lãi suất thì có được không?

     Hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay có lãi suất và hợp đồng vay không có lãi suất. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi theo quy định tại khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, còn nếu hai bên không có thoả thuận vay có lãi ngay từ đầu, mà bên vay đã trả tiền đủ và đúng hạn, thì bên cho vay không được tự ý áp đặt mức lãi suất lên bên vay.

Câu hỏi 3. Hợp đồng vay tiền có cần công chứng không?

     Điều kiện để hợp đồng vay tiền phát sinh hiệu lực là

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

      Pháp luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng vay tiền bắt buộc phải công chứng chứng thực, hợp đồng viết tay có đầy đủ chữ ký của các bên là đã có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, các bên nên công chứng hợp đồng vay để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân khi sau này xảy ra tranh chấp.

      Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về Tiền lãi bao nhiêu trên một triệu trên một năm thì gọi là vay lãi nặng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178