Ủy quyền khi ly hôn có được hay không
09:28 06/04/2019
Ủy quyền khi ly hôn bạn chỉ có thể ủy quyền cho người khác tiến hành việc nộp đơn ly hôn và tiền tạm ứng án phí ly hôn cho mình...
- Ủy quyền khi ly hôn có được hay không
- ủy quyền khi ly hôn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ỦY QUYỀN KHI LY HÔN
Câu hỏi về ủy quyền khi ly hôn
Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn ly hôn nhưng vì điều kiện hoàn cảnh nên không thể có mặt thì có thể ủy quyền cho người khác như anh hoặc chị ruột của tôi không. Xin cảm ơn.
Câu trả lời về ủy quyền khi ly hôn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ủy quyền khi ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về ủy quyền khi ly hôn như sau:
1. Căn cứ pháp luật về ủy quyền khi ly hôn
2. Nội dung tư vấn về ủy quyền khi ly hôn
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người có nhu cầu ly hôn nhưng gặp vướng mắc dẫn đến không thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn được. Để đáp ứng thực thế này, pháp luật có đặt ra các trường hợp được phép ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn thay người khác. Cụ thể:2.1. Vấn đề về người đại diện theo ủy quyền
Theo quy định của điều 85, 86 Bộ luật tố tụng dân sự, đại diện trong tố tụng dân sự gồm 2 trường hợp: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Việc ủy quyền ly hôn có thể chia thành một số vấn đề như sau:
- Ủy quyền nộp đơn ly hôn;
- Ủy quyền tham gia tố tụng;
Cụ thể, bạn vui lòng tham khảo tại mục 2.2, 2.3 sau: [caption id="attachment_154655" align="aligncenter" width="450"] Ủy quyền khi ly hôn[/caption]
2.2. Quyền yêu cầu ly hôn
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích của họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
=> Khi đó, cha, mẹ, người thân thích sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của đương sự.
Ngoài ra, Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay không có quy định nào về việc cấm nộp đơn ly hôn hộ hay cấm nộp tạm ứng án phí hộ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn cho mình theo một trong các phương thức trên. Sau khi Tòa án có thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, bạn cũng có thể ủy quyền cho người khác nộp hộ mình và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án để Tòa thụ lý vụ án của bạn. Trong trường hợp đại diện theo ủy quyền thì việc ủy quyền cần được thể hiện bằng hợp đồng ủy quyền có công chứng. Tiểu kết, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn ly hôn và đóng tạm ứng án phí, án phí cho mình. Tuy nhiên, chỉ khi thuộc trường hợp sau thì cha, mẹ, người thân thích của bạn mới có thể thực hiện việc đại diện cho bạn yêu cầu ly hôn:
- Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ;
2.3. Ủy quyền tham gia tố tụng
Đoạn 2 khoản 4 điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
Vì ly hôn là việc liên quan đến nhân thân mà quyền nhân thân là quyền gắn với từng cá nhân và không thể chuyển giao vì vậy bạn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng cho mình (trừ trường hợp đại diện theo pháp luật tại phần 2.2).
Như vậy, bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn cũng như nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn cho mình nhưng không được ủy quyền tham gia quá trình tố tụng. Có nghĩa là, khi giải quyết ly hôn, bạn ít nhất vẫn phải có mặt tại tòa 1-2 lần tại phiên hòa giải hoặc xét xử.
Một số bài viết tham khảo
- Ly hôn vắng mặt hai bên theo quy định pháp luật;
- Thủ tục ly hôn với người đang làm việc tại nước ngoài 2019;
Để được tư vấn chi tiết về ủy quyền khi ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nghiêm Trang