• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trốn nhà vì thiếu nợ thì được xử lý như như thế nào ?, nếu như ngôi nhà trên là tài sản chung của hộ gia đình thì theo quy định của luật đất đai...

  • Trốn nhà vì thiếu nợ thì được xử lý như thế nào ?
  • Trốn nhà vì thiếu nợ
  • Tư vấn luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trốn nhà vì thiếu nợ thì được xử lý như như thế nào ?

Câu hỏi của bạn:

      Kính chào Công ty Luật Toàn Quốc tôi có câu hỏi mong quý công ty giúp đỡ.

     Em trai em đang trốn nhà vì nợ tiền bọn cho vay nặng lãi (em trai em 34 tuổi, đã kết hôn và đang ở cùng với bố mẹ đẻ). Vì thế nhiều bọn chủ nợ đã đến nhà đòi nơ. Vậy em muốn hỏi 3 câu hỏi như sau:
1. Trong trường hợp này nếu bọn chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình thì như vậy bọn họ có phạm luật ko? Và nếu gia đình em gọi cho công an phường thì họ có đến can thiệp không?
2. Gia đình em có cần báo với công an hộ khẩu về sự vắng mặt của em trai em không?
3. Nếu bố mẹ em muốn bán nhà thì có được không?

Em xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn QuốcChúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý: 

Nội dung tư vấn: Trốn nhà vì thiếu nợ thì được xử lý như như thế nào ?

1. Trốn nhà vì thiếu nợ mà chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình thì xử lý như thế nào ?

     Với trường hợp chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người chủ nợ đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Thứ nhất, nếu khi chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình mà bên chủ nợ có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người nhà bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ( chiếm đoạt vật dụng của gia đình bạn ) thì người chủ nợ đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 BLHS 

     Thứ hai, nếu trong khi chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình mà bên chủ nợ có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì người chủ nợ đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 135 BLHS

     Thứ ba, nếu khi chủ nợ đến nhà siết nợ bằng cách lấy đồ đạc của gia đình một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác mà gia đình bạn biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu, người bị hại là trẻ em…) thì hành vi đó của người chủ nợ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 137 BLHS [caption id="attachment_65115" align="aligncenter" width="410"]Trốn nhà vì thiếu nợ Trốn nhà vì thiếu nợ[/caption]

2. Trốn nhà vì thiếu nợ thì gia đình người trốn nợ có phải khai bán tạm vắng không

Tại điều 32 luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về việc khai báo tạm vắng như sau:

Điều 32. Khai báo tạm vắng

"1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.

4. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng."

     Theo quy định tại khoản 3 điều 32 luật cư trú quy định người tạm vắng phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng. Do đó có thể khẳng định trong trường hợp này gia đình bạn không phải có nghĩa vụ khai báo việc em trai bạn vắng mặt tại nơi cư trú

3. Nếu bố mẹ em muốn bán nhà thì có được không ?

     Đối với câu hỏi trên của bạn do bạn không nói cụ thể ngôi nhà mà bố mẹ bạn muốn bán là của ai. Do vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà được xử lý như sau:

     Thứ nhất, nếu như ngôi nhà đó là tài sản của bố mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên bố mẹ bạn) thì bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền bán ngôi nhà và thửa đất đó

     Thứ hai, nếu như ngôi nhà trên là tài sản chung của hộ gia đình thì theo quy định của luật đất đai trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chữ ký của tất các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên. Do vậy trường hợp này chỉ riêng bố mẹ bạn muốn bán thì không thể bán được

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178