Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo BLHS 2015
14:35 11/08/2017
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo BLHS 2015. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đúng là một chế định hoàn toàn mới được quy định trong...
![](https://luattoanquoc.com/wp-content/uploads/2017/08/phap_nhan_2.jpg)
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo BLHS 2015
trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Pháp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THEO BLTTHS 2015. Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, tôi nghe nói BLHS 2015 đã quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Nhưng tôi lại không hiểu rõ lắm. Mong Luật sư giải thích giúp tôi trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì, khi nào thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, người đại diện pháp luật của pháp nhân có trách nhiệm gì khi pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự không? Cảm ơn Luật sư! Câu trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý:
- Bộ luât hình sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Nội dung tư vấn: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo BLHS 2015
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đúng là một chế định hoàn toàn mới được quy định trong BLHS 2015 được ban hành trước diễn biến khó lường của tình hình tội phạm. Theo đó pháp nhân thương mại đã chính thức trở thành chủ thể của tội phạm theo Khoản 1, Điều 8, BLHS 2015:
" 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự."
Điều dễ thấy là khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển; bên cạnh những mặt tích cực; chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền; cạnh tranh không lành mạnh; buôn lậu; xâm phạm sở hữu trí tuệ; làm ô nhiễm môi trường... gây những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp, các hành vi của doanh nghiệp được thực hiện theo quyết định của tập thể lãnh đạo. Mà trên thực tế; theo BLHS 2003 thì chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân. Và điều này thì sẽ không công bằng. Do vậy, việc quy trách nhiệm cho một hay một số cá nhân là rất khó khăn và việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với họ là thiếu công bằng; chưa thật sự hợp lý. Chính vì lý do đó, quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ra đời như là một hệ quả tất yếu.
[caption id="attachment_45349" align="aligncenter" width="274"] Trách nhiệm hình sự của pháp nhân[/caption]
1. Thế nào là trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Như điều luật chúng tôi đã trích dẫn, "pháp nhân" được quy định trong BLHS 2015 được hiểu là pháp nhân thương mại. Có nghĩa chỉ những pháp nhân gắn với hoạt động thương mại mới chịu TNHS. Những pháp nhân khác hoặc những tổ chức không có tư cách pháp nhân như: cơ quan nhà nước; lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị -xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp;... thì không là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Kể từ ngày 1/1/2018 khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi bị coi là tội phạm; xâm hại đến các giá trị; quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ thì pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác trách nhiệm hình sự của pháp nhân là trách nhiệm mà pháp nhân phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình; bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự; chịu bị kết tội; chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự là hình phạt; biện pháp tư pháp và mang án tích.
2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
BLHS 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
"1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân."
Theo quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015; pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188; 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216; 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237; 238, 239, 242, 243, 244; 245, 246, 300 và 324 của BLHS.
Như vậy; bạn có thể thấy nếu như pháp nhân thực hiện các hành vi phạm tội được quy định tại các điều như chúng tôi đã trích dẫn và hành vi phạm tội này thỏa mãn bốn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về phía người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, tại khoản 2; Điều 75 BLHS có quy định việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Điều này có nghĩa nếu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay bất cứ thành viên nào trong pháp nhân có hành vi đủ để cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường.
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ có tư cách tham gia tố tụng đại diện cho pháp nhân. BLTTHS 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng như sau:
Điều 434. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng
"1. Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố; điều tra; truy tố,;xét xử; thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tại thời điểm khởi tố; điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Nếu có sự thay đổi những thông tin này thì người đại diện theo pháp luật phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng."
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.