Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
10:21 23/11/2023
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi chiếm đoạt...
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về tội xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung trả lời:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định như sau:
Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
"1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Định nghĩa: xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam. Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau: [caption id="attachment_37563" align="aligncenter" width="450"] Tội xâm phạm sở hữu công nghiệp[/caption]
1. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
a. Hành vi của tội phạm
Hành vi khách quan của người phạm tội này chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, tính chất, mức độ xâm phạm khác nhau nên việc xử lý cũng khác nhau, nếu hành vi xâm phạm chưa bị xử phạt hành chính và chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chưa bị coi là hành vi phạm tội.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.
b. Hậu quả của tội phạm
Đối với tội phạm này, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi xâm phạm phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa xoá án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
2. Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
a. Về yếu tố lỗi
Người phạm tội thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
b. Động cơ của tội phạm
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng mục đích của người phạm tội lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm đó là vì mục đích kinh doanh. Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không vì mục đích kinh doanh mà vì mục đích khác thì không thuộc tội xâm phạm sở hữu công nghiệp.
3. Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Đối tượng tác động của tội phạm này là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.
4. Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chủ yếu đối với người sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hoá.
Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa xoá án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo BLHS 2015
- Tố giác tội phạm trong vụ án hình sự
- Dịch vụ soạn đơn tố giác tội phạm