Tội trộm cắp tài sản và đồng phạm trong trộm cắp tài sản
18:42 14/11/2018
Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. Như vậy C đã giúp sức về tinh thần cho A
- Tội trộm cắp tài sản và đồng phạm trong trộm cắp tài sản
- Tội trộm cắp tài sản và đồng phạm
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội trộm cắp tài sản và đồng phạm
Câu hỏi của bạn về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm:
Chào luật sư và công ty! Tôi muốn nhờ luật sư và công ty giải đáp thắc mắc về một tình huống sau: A là đối tượng chuyên trộm cắp tài sản. Tối ngày 25/10/2018 A tiến hành trộm cắp nhà B. Sau khi lấy được tài sản (trị giá khoảng trên 30 triệu VNĐ) và đang tẩu thoát khỏi nhà B thì bị phát hiện. A bỏ chạy ra đến đầu ngõ thì gặp C, C nói với A: "Lên xe ngay đi, tao giúp mày tẩu thoát, nhanh! ". Ngay sau đó, A lên xe của C và tẩu thoát. Xin hỏi luật sư, trong tình huống trên thì A và C phạm tội gì?
Câu trả lời của luật sư về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm :
Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm như sau:
1. Căn cứ pháp lí về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm trong trộm cắp tài sản:
2. Nội dung tư vấn về tội trộm cắp tài sản và đồng phạm trong trộm cắp tài sản:
Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Tội trộm cắp tài sản và vấn đề đồng phạm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 với định khung hình phạt...và các vấn đề khác dựa theo mức độ nguy hiểm cũng như giá trị tài sản. Để làm rõ được vấn đề trên, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
-
Quy định về tội trộm cắp tài sản
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại...
-
Quy định của pháp luật về đồng phạm
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Kết luận: Hành vi phạm tội của A đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc, vì vậy A vẫn có thể kết nạp thêm đồng phạm. Trong trường hợp trên, C đã tạo điều kiện cơ bản cho A để A tiếp tục thực hiện tội phạm. Với hành vi của C có thể hiểu C là đồng phạm giản đơn (đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành).
Bài viết tham khảo:
- Tội trộm cắp tài sản có phải là tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại không?
- Trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp
Để được tư vấn chi tiết về Tội trộm cắp tài sản và đồng phạm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Quỳnh!