• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp, là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút....

  • Trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp
  • Trộm cắp tài sản
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 Trộm cắp tài sản 

Câu hỏi của bạn:

     Xin nhờ Luật sư giải đáp giúp thắc mắc: Hiểu như thế nào về phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp?

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Trộm cắp tài sản 

1. Quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản

     Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút. Tính chất của hành vi phạm tội là có tính chất chiếm đoạt đó là những hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình

     Tài sản của hành vi chiếm đoạt phải đang nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý. Tài sản vô chủ hoặc đang không có người quản lý không phải là đối tượng của tội này.

     Điều kiện để cấu thành tội trộm cắp tài sản:

  • Tài sản trộm cắp trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
  • Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật [caption id="attachment_94831" align="aligncenter" width="417"]Trộm cắp tài sản Trộm cắp tài sản [/caption]

2. Tội trộm cắp tài sản có tổ chức

     Phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản được quy định tại điểm a khoản 2 của tội này. Phạm tội có tổ chức là 1 dạng phức tạp của đồng phạm, do 2 người trở lên cùng cố ý thực hiện 1 tội phạm, và phạm tội có tổ chức có sự bàn bạc trước, phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải trường hợp nào bàn bạc trước cũng là phạm tội có tổ chức.

     Đặc điểm của việc phạm tội có tổ chức là sự liên kết chặt chẽ với nhau, có sự chuẩn bị, tính toán kỹ càng, chu đáo, việc thực hiện tội phạm cũng như che dấu tội phạm với phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi xảo quyệt, thể hiện qua các dạng sau trong thực tế:

  • Những người đồng phạm đã tham gia 1 tổ chức phạm tội được hình thành với phương thức hoạt động lâu dài bền vững. Trong tổ chức này, có mối quan hệ chỉ huy phục tùng, và có sự phân công công việc rõ ràng cụ thể giữa những người đồng phạm. Hoặc có tổ chức hoạt động không có người cầm đầu mà tập hợp những tên tội phạm chuyên nghiệp thống nhất cùng nhau hoạt động.
  • Những người đồng phạm đã cùng nhau hoạt động nhiều lần hoặc những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng tất cả đều theo 1 kế hoạch đã tính trước kỹ càng và chu đáo đầy đủ mọi mặt như chuẩn bị công cụ phương tiện, chuẩn bị kế hoạch che dấu tội phạm.
3. Tội trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp

     Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những tình tiết tăng nặng của tội trộm cắp tài sản. Theo điều 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, tình tiết " phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

"a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính."

    Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp".

     Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", cần phân biệt:

"Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

     Ví dụ: B đã bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về trộm cắp tài sảnquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178