• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ luật hình sự hiện hành không quy định khái niệm tội rửa tiền là gì nhưng theo Luật phòng

  • Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Tội rửa tiền
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật hiện hành

    Kiến thức của bạn: 

     Rửa tiền thông qua mua hoạt động bán bất động sản. Có phạm tội rửa tiền không

    Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Căn cứ pháp lý: 

      Nội dung tư vấn:

      Điều  251: Tội rửa tiền 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây. Thì bị phạt tù  từ một năm đến năm năm: 

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính. Ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền. Tài sản biết rõ là phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.

b. Sử dụng tiền. Tài sản biết rõ là do phạm tội mà có  vào tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; 

c. Che giấu thông tin về nguồn gốc. Bản chát thực sự vị trí quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; 

d. Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a. B, và c khoản này đối với tiền. Tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch chuyển nhượng chuyển đổi tiền tài sản do phạm tội mà có. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi. Xảo quyệt;

g) Thu lợi bất chính lớn;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Phạt tiền từ đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội. Cấm đảm nhiệm chức vụ. Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 1. Định nghĩa về tội rửa tiền

        Bộ luật hình sự hiện hành không quy định khái niệm tội rửa tiền là gì nhưng theo Luật phòng chống rửa tiền năm 2012 có quy định: " Rửa tiền là hành vi của tổ chức. Cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có."  Thông qua hành vi rửa tiền, các khoản tiền hoặc tài sản có nguồn gốc từ hành vi vi phạm pháp luật được che giấu và được biến hoá thành tiền sạch, hợp pháp. 

       Rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bất động sản là hành vi hợp pháp hóa " tiền bẩn" từ việc thực hiện hành vi trái pháp luật thông qua hoạt động mua, bán bất động sản với mục đích vừa tăng thêm lợi nhuận vừa hợp pháp hóa nguồn tiền đó. Đây hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến trật tự công cộng, trật tự xã hội.  [caption id="attachment_42414" align="aligncenter" width="399"]Rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bất động sản                                       Tội rửa tiền [/caption]

     2. Cấu thành của tội phạm rửa tiền

     a. Khách thể của tội rửa tiền 

      Hành vi này đã xâm phạm trực tiếp đến trật tự xã hội. Bằng việc hợp pháp hoá tiền bẩn thành tiền sạch nó đã che giấu tội phạm, giúp cho người thực hiện trốn tránh được trách nhiệm pháp lý hành vi của mình. Trật tự xã hội bị đảo lộn. Các quan hệ xã hội bị xâm phạm nghiêm trọng, lũng đoạn thị trường kinh tế và là nỗi quan ngại lớn đối với thị trường tài chính quốc gia.

    b. Chủ thể của tội rửa tiền 

      Chủ thể thực hiện tội phạm có thể là các cá nhân, tổ chức với vai trò là chủ sở hữu tiền, tài sản có được từ hoạt động tội phạm trực tiếp thực hiện các hành vi rửa tiền. Như vậy, có thể thấy chủ thể thực hiện tội rửa tiền là chủ thể đặc biệt. Trước khi trở thành chủ thể của tội này thì người phạm tội đã trở thành của chủ thể của tội khác. 

       Cũng giống như chủ thể của tội khác thì chủ thể của tội rửa tiền phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định. Đối với người 16 tuổi trở lên thực hiện tội rửa tiền sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các khoản. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều nàu.

       Chủ thể thực hiện hành vi rửa tiền cũng có thể là pháp nhân. Đó là những tổ chức doanh nghiệp được lập hợp pháp và đã tham gia vào việc rửa tiền. Tuy nhiên, khi truy tố xét xử chỉ có thể truy tố thể nhân của pháp nhân chứ không truy tố pháp nhân. Mà các pháp nhân có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tịch thu tài sản, rút giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.      c. Mặt khách quan của tội rửa tiền

      -  Hành vi của tội rửa tiền 

      Tội phạm thực hiện rửa tiền thông qua các hoạt động tài chính, ngân hàng, thực hiện các giao dịch khác để hợp pháp hóa số tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào mục đích tiền hành các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế khác.

      Hành vi phạm tội cụ thể của tội rửa tiền là hợp pháp hóa số tiền, tài sản đó bằng các hoạt động: gửi tiền vào ngân hàng, thế chấp tài sản, mua cổ phần,cổ phiếu, chứng khoán mua tài sản tại ngân hàng, chuyển tiền sang các tài sản khác hoặc có thể sử dụng tiền, tài sản đó vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thành lập công ty, xây dựng trường học, mua bất động sản dưới các hình thức khác nhau để hợp pháp hóa số tiền, tài sản phạm tội mà có.
   -  Hậu quả của tội rửa tiền

    Rửa tiền là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bằng cách hợp pháp hoá các hành vi bất hợp pháp thành hành vi hợp pháp của mình nó đã gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội.  Cụ thể, rửa tiền đã làm thay đổi các khoản đầu tư, làm giảm sức sản xuất. Hành vi rửa tiền sẽ càng hỗ trợ cho nạn tham nhũng và các tội  phạm gây ra sự mất ổn định cho nền kinh tế. 

      d. Mặt chủ quan của tội rửa tiền 

      - Lỗi: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Cụ thể, người phạm tội nhận thức được rõ, tiền, tài sản đó do hành vi trái pháp luật mà có nhưng vẫn cố ý hợp pháp hóa số tiền, tài sản đó.

      e. Hình phạt của tội rửa tiền

Đối với tội rửa tiền chia thành ba khung hình phạt: 

     - Khung cơ bản: Người phạm tội sẽ bị phạt từ một năm đến năm năm đối với các hành vi :

       Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính , ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền , tài sản biết rõ là phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.. Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có  vào tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác. 

          Che giấu thông tin về nguồn gốc , bản chất  thực sự vị trí quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó. Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm quy định tại khoản a,b,c điều 251 khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch chuyển nhượng chuyển đổi tiền tài sản do phạm tội mà có. 

       - Khung tăng nặng thứ nhất: Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm đến với thực hiện một trong những hành vi: Thực hiện tội phạm có tổ chức; lợi dụng chức vụ quyền hạn; phạm tội nhiều lần; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Tiền, tài sản có giá trị lớn; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm.

       - Khung tăng nặng thứ hai:  Từ tám năm đến mười năm đối với các trường hợp như: Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

       - Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản  phạt tiền từ ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoạc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

        3. Tội rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bất động sản

      Từ việc phân tích cấu thành tội rửa tiền như trên thì có thể thấy, việc rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bất động sản là một hành vi thuộc mặt khách quan của tội rửa tiền. Ngoài những đặc điểm chung về chủ thể, khách thể mặt chủ quan, hậu quả của tội rửa tiền. Người phạm tội thực hiện rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bất động sản có thủ đoạn như: mua bán bất động sản sau đó chúng lại bán nhà  đất cho người khác.Tiền thu được lại tiếp tục quay vòng và hoàn vốn  để che giấu tội phạm .

      Các đối tượng có thể trực tiếp đứng tên bất động sản  nhưng cũng có thể người thân gia đình họ đứng tên nhằm tránh sự phát hiện. Người mua bất động sản thường thiết lập mối quan hệ hàng đầu với các tổ chức báo cáo.Thiết lập các quan hệ tiền mặt có giá trị lớn.Thiết lập giao dịch nhiều bất động sản. Tỏ ra không quan tâm về giá cả hoặc không cung cấp các thông tin về nhân thân.

       Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Tội rửa tiền, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178