Tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị xử lý như thế nào theo quy định BLHS 2015?
20:09 23/07/2017
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị xử lý như thế nào theo quy định của BLHS 2015, Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi [...]
- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị xử lý như thế nào theo quy định BLHS 2015?
- tội làm sai lệch kết quả bầu cử
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ BẦU CỬ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH BLHS 2015?
Kiến thức của bạn:
Thưa luật sư cho tôi hỏi tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị xử lý như thế nào theo quy định BLHS 2015?
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn Luật qua email - Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
" Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
1.Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức.
b) Dẫn đến phải có tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân."
1.Định nghĩa tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi của người có trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát việc bầu cử đã làm giả giấy tờ gian lận phiếu hoặc dùng các thủ đoạn khác làm gian lận kết quả bầu cử.
Như vậy, có thể thấy chủ thể thực hiện một trong hai hành vi đó là làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc kết quả trưng cầu ý dân là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thực hiện hành vi sai lệch kết quả bầu cử thì sẽ phạm tội sai lệch kết quả bầu cử. Thực hiện sai lệch kết quả trưng cầu dân ý thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
2. Dấu hiệu cơ bản của tội làm sai lệch kết quả bầu cử
2.1 Chủ thể thực hiện tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Chủ thể thực hiện tội làm sai lệch kết quả bầu cử phải đảm bảo hai yếu tố: điều kiện cần và đủ về độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ một số trường hợp quy định. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng , đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chủ thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử là người có chức vụ, quyền hạn trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mới là chủ thể của tội phạm này. Các chức danh cụ thể như: Chủ tịch. Phó chủ tịch. Những người trong ban bầu cử. Tổ bầu cử...
2.2 Khách thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Tội làm sai lệch kết quả bầu của, kết quả trưng cầu ý dân đã xâm phạm đến quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân. Hiến pháp 2013 đã quy định mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử. Suy cho cùng hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân đã trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bầu cử, quyền ứng cử, và mong muốn nguyện vọng của họ.
2.3 Dấu hiệu cơ bản của tội làm sai lệch kết quả bầu cử
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi sau đây:
Thứ nhất, đó là tiến hành làm giả mạo giấy tờ : Người phạm tội tìm mọi cách đế làm sai lệch danh sách các ứng cử viên, làm giả phiếu bầu cử hoặc các giấy tờ liên quan đến nội dung bầu cử.
Thứ hai, Người phạm tội tiến hành gian lận trong việc làm phiếu bầu cử giả hoặc dùng thủ đoạn khác làm gian lận kết quả bầu cử. Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện thường là làm thêm phiếu trúng cử cho người mà mình quan tâm hoặc là bớt phiếu trúng cử mà người mà mình không muốn trung cử.
Thứ ba, người phạm tội dùng thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả bầu cử. Đây là trường hợp dự phòng của các nhà làm luật để phù hợp với tình trạng thực tế hiện nay. Người phạm tội có thể thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau như dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo... những người khác trong tổ bầu cử, ban bầu cử để làm giấy tờ giả,hành vi gian lận làm tăng phiếu cho người mình ứng cử.
b) Hậu quả của tội làm sai lệch kết quả cầu cử
Việc làm sai lệch kết quả bầu cử làm gây ra hậu quả đó là kết quả bầu cử không đảm bảo chính xác. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật thì hậu quả của việc làm sai lệch kết quả bầu cử không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội này. Tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi như làm giấy tờ giả mạo, gian lận kết quả bầu cử hoặc dùng thủ đoạn khác là đã hoàn thành tội phạm. Hậu quả chỉ là tình tiết tăng nặng hình phạt.
c) Mặt chủ quan của tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Người phạm tội thực hiện khi tiến hành hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là trái pháp luật, biết trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn cố ý thực hiện hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội có thể thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Họ thấy được hành vi của mình là trái pháp luật, biết được hậu quả xảy ra và mong muốn kết quả theo ý của mình.
Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử cũng thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả xảy ra, để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Người phạm tội thực hiện với nhiều động cơ khác nhau. Tuy nhiên dấu hiệu này không phải là bắt buộc trong cấu thành tội phạm mà chỉ là tình tiết tăng nặnng trong việc định khung hình phạt. [caption id="attachment_42135" align="aligncenter" width="326"] Tội làm sai lệch kết quả bầu cử[/caption]
2.4 Hình phạt của tội làm sai lệch kết quả bầu cử
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử quy định hai khung hình phạt cơ bản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, tùy từng trường hợp nếu người phạm tội nếu thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét xử phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. Những trường hợp khác thì bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với những hành vi thực hiện có tổ chức, phải tổ chức lại cuộc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.
Phạm tội có tổ chức là việc có mặt tham gia của nhiều người đã có hành vi thỏa thuận, bàn bạc từ trước. Họ thực hiện với động cơ, mục đích rõ ràng, phân công vai trò cụ thể từng người. Việc thực hiện làm sai lệch kết quả bầu cu có thể do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hoặc không do người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Tuy nhiên, người thực hiện chính phải là người có chức vụ trong việc giám sát cuộc bầu cử.
Hậu quả dẫn đến phải tổ chức lại cuộc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân là tình tiết tăng nặng hình phạt. Trường hợp này đã gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tốn kém chi phí ngân sách của Nhà nước, mất thời gian cho nhân dân.Từ đó, làm cho nhân dân mất niềm tin vào các cán bộ - những người đại diện cho bộ máy Nhà nước.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân BLHS 1999
- Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân
Để được tư vấn chi tiết về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.