• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội...Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân..hình phạt cao nhất là tù 1 năm

  • Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân
  • Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI XÂM PHẠM QUYỀN HỘI HỌP LẬP HỘI QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN

     Quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân được thể hiện như thế nào? Hành vi xâm phạm quyền hội họp, lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân bị truy cứu trách nhiệm như thế nào? Cấu thành tội xâm phạm quyền hội họp gồm những yếu tố nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc dưới đây:

Kiến thức cho bạn:

     Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân theo quy định của bộ luật hình sự.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

      1. Nội dung điều luật quy định tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     Điều 129 bộ luật hình sự quy định cụ thể về tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Nội dung như sau:

     “Điều 129. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

     1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

     2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” [caption id="attachment_38335" align="aligncenter" width="240"]Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội[/caption]

     2. Cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     2.1. Khách thể của tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     Hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp ghi nhận là quyền tự do hội họp, quyền tự do lập hội và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

     2.2. Chủ thể của tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     Chủ thể của tội này là người đạt độ tuổi do luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

     Trên thực tế, chủ thể của tội phạm này thường là người có chức vụ, quyền hạn và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như phương tiện để cản trở công dân thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

     2.3. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi cản trở, ngăn cản công dân không cho họ thực hiện một cách hợp pháp quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.

     Những hành vi phạm tội này có thể được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ngăn cản công dân không cho phép họ được thực hiện các quyền tự do, dân chủ chính đáng của mình.

     Ví dụ thủ đoạn: lợi dụng chức vụ, quyền hạn giải tán cuộc hội họp hợp pháp (sinh hoạt thường kì của các hội được thành lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật tại trụ sở của mình; hành lễ thường lệ của các tôn giáo khác nhau tại nơi thờ cúng…) hoặc ép buộc người khác phải vào hoặc phải rời khỏi tổ chức hội họp hợp pháp trái với ý muốn của họ; ép buộc một người phải từ bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác hoặc gây cản trở không cho họ theo hoặc không theo tôn giáo nào…

     Lưu ý: Những hành vi trên đây chỉ cấu thành tội phạm khi người phạm tội đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về loại hành vi trước đó.

     2.4. Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân

     Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Họ nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mụ đích phạm tội rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

     3. Hình phạt của tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân     

     Điều luật quy định 1 khung hình phạt cho tội này là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

     Người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm tới 5 năm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

     Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo bộ luật hình sự

     Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của bộ luật hình sự

     Cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo 

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Tội xâm phạm quyền hội họp lập hội quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!       

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178