• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để được tư vấn chi tiết về Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm , quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự  để được tư vấn chi tiết

  • Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người 2020
  • Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm

Câu hỏi của quý khách hàng về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm:

     Em xin chào luật sư, em có thắc mắc sau muốn được luật sư giải đáp, vừa qua em có đọc trên báo đài có xuất hiện trường hợp người bị nhiễm Covid-19 nhưng vẫn cố ý trốn cách ly và làm lây truyền dịch bệnh cho nhiều người. Vậy người trốn cách ly và làm lây truyền dịch bệnh cho nhiều người sẽ bị xử lý như thế nào? Em xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm:

 2. Nội dung tư vấn về tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm:

     Hiện nay, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) đang có diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, gây ra hậu quả thiệt hại, khó lường về kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Đây là các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao…Vì vậy, các hành vi “trốn khai báo” hoặc “trốn cách ly”… gây lây truyền bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1 Tội làm lây lan truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người:  

       Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Điều 240, Bộ luật hình sự quy định về tội lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sau: 

Điều 240 Tội lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

     Dịch bệnh ở đây là những loại dịch bệnh dễ lan rộng và nhanh chóng lây lan từ người này sang người khác tại cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh có dấu hiệu trên đều thuộc đối tượng quy định tại điều luật này, mà các dịch bệnh này phải là các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sự nguy hiểm được thể hiện qua các triệu chứng như gây chết người nhanh hoặc chết hàng loạt hoặc những căn bệnh có khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người bị nhiễm hay là những căn bệnh khó chữa trị hoặc chưa có khả năng chữa trị trong điều kiện hiện nay.

     Những loại dịch bệnh nguy hiểm này do Bộ y tế quy định nhưng ta có thể thấy một số loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm như dịch tả, đậu mùa, phong hủi, thương hàn,…Còn các loại bệnh khác có khả năng lây lan nhanh nhưng không nguy hiểm như ghẻ lở, hắc lào không phải là loại bệnh quy định tại điều luật này. Trong đó Covid-19 là căn bệnh lây truyền nguy hiểm đã quy định tại Công văn 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan covid-19. [caption id="attachment_193280" align="aligncenter" width="387"] Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm[/caption]

  2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:

Khách thể tội phạm

  • Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của cộng đồng.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm có khả năng lây truyền dịch bệnh cho nguời.                                                                                                            

Mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan: Người phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

    • Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    • Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người
    • Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

b. Hậu quả

     Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội này. Theo đó, người thực hiện một trong các hành vi trên mà “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” thì mới chịu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

c. Các dấu hiệu khách quan khác:

     Tuy nhà làm luật không quy định thêm các dấu hiệu khách quan khác làm dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng để xác định đúng hành vi phạm tội này thì việc tham khảo các quy định của Nhà nước, đặc biệt là của Bộ y tế về dịch bệnh, lan truyền dịch bệnh, các quy định khác về công bố dịch bệnh là cần thiết. Chủ thể của tội phạm:

  • Vừa là chủ thể đặc biệt lại vừa không phải là chủ thể đặc biệt.
  • Là chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.
Mặt chủ quan của tội phạm:
  • Lỗi cố ý
  • Tình tiết tăng nặng:

+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Thủ tướng Chính phủ

+ Làm chết người.

2.3 Về hình phạt:

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Qua đó trong trường hợp người bị nhiễm covid-19 mà cố ý trốn cách ly làm lây truyền dịch bệnh cho nhiều người là hành vi phạm tội  rất nguy hiểm cần nhanh chóng phát hiện, kịp thời xử lý và xét xử công bằng, nghiêm minh. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo từng khung hình phạt khác nhau của quy định của pháp luật hiện hành.

2.4 Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp

  Tại mục 2 Công văn 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan covid-19 quy định cụ thể Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp về các vụ án liên quan đến covid-19 như sau:

Hướng dẫn về áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp

2.1. Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người...).

2.2. Áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh).

2.3. Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, Tòa án xem xét áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự.

     Như vậy, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đưa các vụ án liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ra xét xử đúng người đúng tội, nghiêm khắc có tính răn đe quần chúng trước những hành động vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, giúp mọi người hiểu được các quy định của pháp luật để từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo yêu cầu của pháp luật.

Bài viết tham khảo:

 Để được tư vấn chi tiết về Tội làm lây truyền dịch bệnh nguy hiểm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trần Thảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178