Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ theo quy định của pháp luật
11:14 20/10/2018
Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ theo quy định của pháp luật,Bố em bị tạm giam giữ vì tội:Cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe người khác
- Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ theo quy định của pháp luật
- Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ
Câu hỏi của bạn về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ:
Em muốn nhờ Luật sư tư vấn cho em ạ. Bố em bị tạm giam giữ vì tội: Cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Trong khi đó bố em bị họ đánh trước, sau đó bố thấy ông ấy cầm hòn đá lên rồi mới đẩy ông ấy ngã. Sau đó ông ta lại gọi thêm người đến đánh bố em. Bây giờ bên công an lại giam giữ bố em. Luật sư tư vấn cho em với ạ. Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giam , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giam như sau:
1. Căn cứ pháp lý về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ
2. Nội dung tư vấn về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bố bạn bị đối phương có hành vi bạo lực trước sau đó bố bạn có thực hiện những hành vi cố ý gây thương tích đối với đối phương. Như vậy, trong trường hợp này bố bạn rất có thể sẽ phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015.
2.1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Theo quy định tại Điều 136, Bộ luật hình sự: "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm."
Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm đã xâm phạm vào quyền được sống của con người, quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng.
Mặt khách quan của tội phạm: Người thực hiện tội phạm có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Gây thương tích là việc dùng sức mạnh về vật chất về ngoại lực tác động lên thân thể người khác làm họ có những thương tích nhất định và có để lại dấu vết. Việc dùng sức mạnh có thể lấy đi một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hay thương tích nhất định trên cơ thể của nạn nhân và để lại trạng thái bất thường. Gây tổn hại sức khỏe cho người khác là việc dùng sức mạnh vật chất tác động lên con người làm cho sức khỏe nạn nhân mất đi một phần, không còn nguyên vẹn như trước mặc dù không để lại dấu vết gì trên thân thể hoặc làm mất đi chức năng hoạt động của cơ thể.
Nạn nhân là người đã có hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi xâm hại của nạn nhân là đang diễn ra trên thực tế không phải trong suy tưởng. Hành vi phòng vệ của người đó đã vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại do nạn nhân thực hiện. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: mức độ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên. [caption id="attachment_129665" align="aligncenter" width="373"] Tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ[/caption]
2.2 Biện pháp cưỡng chế Tạm giữ theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Tạm giữ là một trong số những biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bố bạn đang phải thi hành biện pháp cưỡng chế tạm giữ để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra. Thời hạn tạm giữ nhiều nhất là 09 ngày, nếu sau 09 ngày không có đủ căn cứ để khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do cho bố bạn.
Bài viết tham khảo:
- Xác định đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích
- Gây thương tích cho người khác khi đang bị họ đánh có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?
Để được tư vấn chi tiết về tội cố ý gây thương tích thì có bị tạm giữ quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.