• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chứng cứ là những thông tin, tài liệu, đồ vật mà cơ quan, người có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chứng cứ có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tin nhắn có được xem là chứng cứ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

  • Tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015
  • Tin nhắn có được xem là chứng cứ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015 Chứng cứ là những thông tin, tài liệu, đồ vật mà cơ quan, người có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chứng cứ có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tin nhắn có được xem là chứng cứ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

Câu hỏi của  bạn:

Xin chào Luật sư
     Tôi có một câu hỏi mong luật sư giúp đỡ. Tôi bị một người nhắn tin đe dọa giết. Vậy tin nhắn người đó gửi cho tôi có được xem là chứng cứ để tôi làm đơn đề nghị khởi tố họ hay không?

Căn cứ pháp lý:

Nội dung trả lời: Tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015

 

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

[caption id="attachment_35623" align="aligncenter" width="457"]Tin nhắn có được xem là chứng cứ Tin nhắn có được xem là chứng cứ[/caption]

     Như vậy theo quy định của pháp luật thì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

     Theo quy định hiện hành tin nhắn, Email là một dạng Thông điệp dữ liệu (Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005)

Điều 10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu    

Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

     Cũng theo Luật này:

Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 

     Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung “dữ liệu điện tử” là một nguồn chứng cứ, có giá trị như các nguồn chứng cứ khác. Loại chứng cứ mới này đang ngày càng phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các loại tội phạm, thậm chí trong nhiều vụ án chỉ thu được dữ liệu điện tử làm chứng cứ. Việc bổ sung “dữ liệu điện tử” là một nguồn chứng cứ đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam cũng như có căn cứ về khoa học, công nghệ.

     Từ những quy định trên có thể thấy tin nhắn gọi chung là ( dữ liệu điện tử) cũng có thể được coi là một chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên dữ liệu điện tử này chỉ được xem là chứng cứ khi nó đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Tính khách quan: Dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệnh, biến dạng, đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩa quang, email, website, điện toán đám mây, account, nickname của đối tượng, server của nhà cung cấp dịch vụ internet...
  • Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được thu thập đúng luật, trong cả quá trình khám xét, thu giữ vật chứng, sử dụng công nghệ được cơ quan pháp luật công nhận, để sao lưu dữ liệu, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu làm chứng cứ. Cơ quan điều tra phải thu thập theo đúng thủ tục tố tụng hình sự: Máy tính, máy điện thoại, email, USB, đĩa CD/DVD, dữ liệu thu từ máy chủ, chặn thu trên đường truyền... phải được ghi vào biên bản, niêm phong theo đúng qui định, không bị tác động làm thay đổi dữ liệu kể từ khi thu giữ hợp pháp và không thể can thiệp để thay đổi. Chuyên gia phục hồi dữ liệu sử dụng công nghệ và phần mềm phục hồi dữ liệu, như thiết bị chống ghi (Read Only sao chép dữ liệu và chỉ sử dụng bản sao này để phục hồi, phân tích, tìm kiếm dữ liệu, chuyển thành dạng đọc được, nghe được, nhìn thấy được.
  • Tính liên quan của chứng cứ: Dữ liệu thu được có liên quan đến hành vi phạm tội, được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án. Tính liên quan thể hiện ở nguyên lý, công nghệ hình thành dấu vết điện tử, thông tin về không gian, thời gian hình thành dữ liệu (logfile, IP, siêu dữ liệu, hàm hash), địa chỉ lưu trữ, nội dung dữ liệu chứa thông tin về đối tượng, hành vi phạm tội, nơi hoạt động của đối tượng, cookies truy cập, nguồn gốc và nội dung email, chat, tin nhắn, công nghệ thanh toán thẻ, nạn nhân, thiệt hại...

     Như vậy với tin nhắn đe dọa mà bạn hỏi ở trên, bạn hoàn toàn có thể cung cấp những tin nhắn đó cho cơ quan công an, để cơ quan điều tra dựa vào đó làm chứng cứ nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đe dọa sẽ giết người theo quy định của pháp luật.      Bài viết liên quan:

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên hệ Luật sư tư vấn về: Tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015.

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về vấn đề tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015 số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tin nhắn có được xem là chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015 tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178