• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào ?, Đối vói hành vi của anh bạn đã có dấu hiệu của tội tiêu thụ tài sản do người...

  • Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào?
  • Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi của bạn:

    Xin luật cho biết. Anh tôi có mở một tiệm cầm đồ. Vài ngày trước, có một thanh niên bán cho bố tôi một chiếc chuông với giá trên 10 triệu đồng, Hỏi rõ nguồn gốc thì biết đó là tài sản do trộm cắp, như vì do tiệc vì mua được giá rẻ nên anh tôi vẫn mua. Giờ công an đang điều tra tội phạm anh tôi đang bị mời lên điều tra. Vậy xin cho hỏi anh tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trên hay không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
     Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có  
"1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."
[caption id="attachment_47794" align="aligncenter" width="480"]Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có[/caption]

     Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi. 

     - Khách thể: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có. 

     - Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này cũng không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

     - Mặt khách quan: Tội phạm này nhà làm luật quy định hai hành vi phạm tội khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau, đó là hành vi chứa chấp và hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

      Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là trường hợp biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn cất giữ, bảo quản; việc cất giữ, bảo quản có thể ở bất cứ địa điểm nào; 

     Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn nhận hoặc mua để dùng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội. v.v…

     Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nhà làm luật không quy định hậu quả do hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

     - Mặt chủ quan: Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài do người khác phạm tội mà có thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài do người khác phạm tội mà có. Nếu vì một lý do nào đó mà họ không biết thì hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó không bị coi là hành vi phạm tội.

     Đối với hành vi của anh trai bạn, Rõ dàng anh bạn đã biết đây là tài sản do người khác phạm tội mà có, song anh bạn vẫn mua tài sản đó. Có thể nói đây là hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Do vậy anh bạn sẽ bị tuy cứu trách nhiệm hình sụ về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm pháp mà có

2. Lời khuyên pháp lý cho việc tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có

     Đối với hành vi của anh bạn đã có dấu hiệu của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm pháp mà có. Do vậy việc cần làm của anh bạn lúc này là nên ngay lập tức giao nộp tài sản đó cho Cơ quan điều tra, trong quá trình điều tra anh bạn nên có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Đồng thời anh bạn cần phải tích cự giúp đỡ Cơ quan điều tra để họ điều tra xác minh tội phạm

Ngoài ra bạn có thể tham khảo têm các bào viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào ? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178