• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên: Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng....

  • Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên
  • đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Kiến thức của bạn:

    Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Nội dung tư vấn :

  Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại thông tư 42/2012/TT-BGDĐT

  1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về công tác quản lý

   Thứ nhất, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về xây dựng chiến lược phát triển trung tâm.

  • Chiến lược phát triển xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện;
  • Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của trung tâm, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân;
  • Chiến lược phát triển được sở giáo dục và đào tạo phê duyệt và được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trung tâm, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên website của sở giáo dục và đào tạo hoặc website của trung tâm (nếu có).

   Thứ hai, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về thực hiện công tác điều tra nhu cầu học tập của xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động.

  • Tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;
  • Sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân;
  • Chủ động tham gia xây dựng phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

   Thứ ba, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học;
  • Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định;
  • Quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật Lưu trữ.

   Thứ tư, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên theo quy định của pháp luật, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

  • Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định;
  • Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý học viên;
  • Huy động tối đa đội ngũ giáo viên sẵn có của địa phương và những người có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ.

   Thứ năm, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước.

  • Có hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản liên quan và quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định;
  • Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định;
  • Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định.

   Thứ sáu, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện các phong trào thi đua.

  • Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục thường xuyên; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;
  • Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước;
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

  Thứ bảy, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội.

  • Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trung tâm;
  • Đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;
  • Không có hiện tượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.

   2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên

   Thứ nhất, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về cán bộ quản lý

  • Giám đốc, phó giám đốc trung tâm đạt các yêu cầu theo Chuẩn giám đốc trung tâm, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
  • Hằng năm, giám đốc, phó giám đốc được đánh giá đạt từ loại khá trở lên theo Chuẩn giám đốc trung tâm;
  • Có đủ cán bộ quản lý cấp phòng (tổ) theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

   Thứ hai, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về giáo viên

  • Có số lượng giáo viên cơ hữu đảm bảo để tổ chức các lớp học; số lượng giáo viên thỉnh giảng đáp ứng quy mô tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo của trung tâm;
  • Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đạt tiêu chuẩn tương ứng với từng cấp học của giáo dục chính quy; giáo viên dạy các chương trình khác đạt tiêu chuẩn theo quy định;
  • Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực; sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.

    Thứ ba, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về nhân viên

  • Có số lượng phù hợp với quy mô của trung tâm;
  • Nhân viên kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc đảm nhiệm;
  • Thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

    Thứ tư, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về học viên

  • Được phổ biến đầy đủ về mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của trung tâm; các quy định của pháp luật, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước;
  • Được cung ứng các dịch vụ sinh hoạt, tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm; được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí ngoại khóa, hoạt động đoàn thể;
  • Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học viên và quy định về các hành vi học viên không được làm.

    Thứ năm, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

  • Đ­ược đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ;
  • Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
  • Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được h­ưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_39779" align="aligncenter" width="404"]đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên Đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên[/caption]

   3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về cơ sở vật chất và trang thiết bị

   Thứ nhất, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhiệm vụ của trung tâm.

  • Có khuôn viên, tường rào bao quanh, biển tên của trung tâm;
  • Có phòng làm việc của giám đốc, các phó giám đốc, phòng làm việc của kế toán, thủ quỹ, văn thư, phòng họp hội đồng, phòng làm việc của các phòng (tổ) chuyên môn;
  • Có thư viện đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên; phòng bảo vệ; nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhà để xe cho học viên.

   Thứ hai, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về phòng học đảm bảo yêu cầu theo quy định.

  • Phòng học đảm bảo về diện tích, ánh sáng, an toàn, có đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập;
  • Phòng học tin học, ngoại ngữ được nối mạng internet;
  • Phòng thí nghiệm, xưởng (phòng) thực hành có đủ thiết bị thí nghiệm tối thiểu, thiết bị dạy nghề theo yêu cầu của chương trình giáo dục.

   Thứ ba, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về các công trình phục vụ sinh hoạt.

  • Có phòng y tế với trang thiết bị y tế tối thiểu đối với trường học và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định;
  • Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, hệ thống cung cấp nước, thoát nước đạt tiêu chuẩn;
  • Có phòng nghỉ cho giáo viên, khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

   Thứ tư, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về khai thác, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của địa phương để mở rộng hoạt động giáo dục của trung tâm.

  • Khai thác, tận dụng tối đa phòng học của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhà văn hóa, hội trường của địa phương;
  • Khai thác, sử dụng các nhà xưởng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương;
  • Liên kết với hệ thống thư viện của địa phương, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để khai thác nguồn tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học viên.

  4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về công tác xã hội hoá giáo dục

   Thứ nhất, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ chính trị.

  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;
  • Huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục;
  • Tổ chức các chương trình giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân trên địa bàn.

   Thứ hai, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng và phát triển trung tâm.

  • Có các hình thức phối hợp với tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh;
  • Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học viên học giỏi và hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thực hiện tốt các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.

   Thứ ba, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về thực hiện hiệu quả việc liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp.

  • Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo;
  • Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để huy động người theo học các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ;
  • Liên kết với các ban ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên.

  5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

  Thứ nhất, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

  • Có kế hoạch hoạt động chuyên môn chi tiết cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;
  • Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, khóa học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định;
  • Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

   Thứ hai, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn.

  • Chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
  • Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ được thực hiện theo thời gian linh hoạt và các phương thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;
  • Thực hiện các chương trình đã được phê duyệt; định kỳ rà soát, đánh giá mức độ phù hợp của các chương trình để điều chỉnh cho phù hợp.

   Thứ ba, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

  • Dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp;
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, kỹ năng sống cho học viên với các hình thức đa dạng và phù hợp;
  • Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

   Thứ tư, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về đảm bảo các yêu cầu khi liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

  • Đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành liên kết đào tạo;
  • Quản lý giáo viên thỉnh giảng, quản lý học viên để đảm bảo chất lượng đào tạo;
  • Thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc liên kết đào tạo.

   Thứ năm, đánh giá chất lượng trung tâm giáo dục thường xuyên về kết quả giáo dục và hiệu quả giáo dục.

  • Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học viên theo học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục;
  • Học viên học các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
  • Học viên hoàn thành các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ góp phần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

    Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học

    Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178