• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là gì để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

  • Thủ tục tiếp nhận yêu cầu Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
  • thủ tục tiếp nhận yêu cầu Luật sư
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi tiếp nhận yêu cầu luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì cần tiến hành làm những công việc gì. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

1. Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là ai ?

     Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Toà án đồng ý. Người đó có thể là luật sư, trợ giúp viên pháp lý,… người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước hết phải là người am hiểu pháp luật. Bởi lẽ chỉ khi hiểu rõ về quy định pháp luật thì họ mới có thể bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự một cách tốt và thành công nhất. Ngoài ra, người đó còn phải đáp ứng đủ các điều kiện tham gia tố tụng hình sự theo quy định pháp luật.

2. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

     Khi tiếp nhận yêu cầu Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, về thủ tục giấy tờ, Luật sư cần tiến hành những công việc sau đây:

Thứ nhất, ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hợp đồng cần lập tối thiểu 02 bản chính, mỗi bên giữ 01 bản. Trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp và có yêu cầu thì có thể lập thành nhiều bản.

Thứ hai, tiếp nhận các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ án do khách hàng cung cấp (nếu có). Khi tiếp nhận phải lập biên bản, ghi rõ từng tài liệu giao, nhận (Lưu ý không nên nhận bản gốc, chỉ nhận bản photo; nếu buộc phải nhận bản gốc thì cần ghi rõ tài liệu nào là bản gốc, tài liệu nào là bản photo và phải bảo quản hết sức cần thận bản gốc đã nhận của khách hàng; khi hoàn thành công việc, cũng phải lập biên bản ghi nhận việc trả lại bản gốc cho khách hàng để tránh khiếu nại sau này).

Thứ ba, đề nghị khách hàng cung cấp giấy tờ chứng minh nhân thân của người mới (CMND hoặc CCCD) hoặc giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội (ví dụ cha, mẹ mời Luật sư cho con thì có thể xuất trình Giấy khai sinh của người con; Vợ mời Luật sư cho chồng thì xuất trình thêm Giấy đăng ký kết hôn...). Đây không phải là những giấy tờ được quy định trong BLTTHS cũng như Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 10/10/2014 của Bộ Công an nhưng Luật sư cũng cần chủ động đề nghị khách hàng cung cấp, trong trường hợp Cơ quan THTT có yêu cầu thì xuất trình, tránh việc đi lại, bổ sung mất thời gian.

Thứ tư, đề nghị khách hàng tự điền nội dung và ký tên vào Giấy yêu cầu mời Luật sư (trừ trường hợp vì lý do đặc biệt mà khách hàng không thể tự thực hiện được). Hiện nay, pháp luật chưa có quy định mẫu thống nhất về Giấy yêu cầu/mời Luật sư nên mỗi tổ chức hành nghề Luật sư có một mẫu riêng, với các tên gọi khác nhau như Giấy/ Đơn yêu cầu mời Luật sư; Giấy/ Đơn mời luật sư;Giấy/ Đơn đề nghị cử Luật sư... nhưng nói chung các mẫu cần điền đầy đủ các nội dung: Họ, tên, địa chỉ, CMND hoặc CCCD, số điện thoại của người yêu cầu/ mời Luật sư; họ tên người bị buộc tội (hoặc bị hại, đương sự, người bị tố giác hoặc người bị kiến nghị khởi tố); tên vụ án có liên quan đến người được bào chữa bảo vệ; giai đoạn mời bào chữa/ bảo vệ (chỉ ở giai đoạn điều tra hay cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm) và họ tên Luật sư được yêu cầu mời...;

Thứ năm, cung cấp cho khách hàng Hóa đơn thu tiền, Biên bản giao, nhận tài liệu do khách hàng giao...; thống nhất với khách hàng phương thức liên lạc, thời gian thông báo tiến độ công việc...

Thứ sáu, thông báo thường xuyên cho khách hàng biết kế hoạch, tiến độ triển khai công việc (khi nào gặp CQĐT để đăng ký bào chữa/ bảo vệ; khi nào vào trại tạm giam tiếp xúc bị can...) như đã thỏa thuận.

Kết luận: Nguyên tắc “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” là một trong các nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự có quyền tự bảo vệ, nhờ luật sư, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Bài viết đã liệt kê các việc cần làm khi tiếp nhận yêu cầu Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhằm đảm bảo về mặt pháp luật cũng như là lợi ích của đương sự và luật sư

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tụ tiếp nhận yêu cầu Luật sư:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tiếp nhận yêu cầu luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như thủ tục tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Hạnh Dung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178