• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình giải quyết vụ việc và tham gia tố tụng.

  • Thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can đang bị tam giữ, tạm giam gồm những gì?
  • thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp:

     Theo quy định hiện nay thì những thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can đang bị tạm giữ, tạm giam bao gồm những gì?

     Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

1. Điều kiện để Luật sư được tham dự hỏi cung bị can đang bị tạm giữ, tạm giam

     Việc gặp bị can đang bị tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện sau khi Luật sư được cấp văn bản Thông báo người bào chữa.

     Để chuẩn bị cho việc gặp, tham dự hỏi cung bị can, Luật sư cần chủ động liên hệ với ĐTV (hoặc KSV- tùy theo giai đoạn đăng ký tham gia bào chữa) được phân công điều tra, giải quyết vụ án để thống nhất về cách thức liên lạc giữa hai bên (qua văn bản gửi theo đường bưu điện hay qua điện thoại hoặc các phương tiện giao tiếp điện tử khác như zalo, viber, messenger...); tìm hiểu thông tin sơ bộ về hành vi phạm tội của bị can và đề nghị báo trước cho Luật sư về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can.

     Thực tiễn cũng cho thấy: Trong nhiều trường hợp, ĐTV (hoặc KSV- tùy theo giai đoạn đăng ký tham gia bào chữa) ít khi chủ động thông báo cho Luật sư về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can, nếu Luật sư không có yêu cầu.

     Để khắc phục tình trạng này, sau khi được cấp văn bản Thông báo người bào chữa, Luật sư cần chủ động gửi đến cơ quan THTT đang giải quyết vụ án Văn bản yêu cầu tham gia hỏi cung bị can, kèm theo bản sao (có công chứng, chứng thực) Văn bản Thông báo người bào chữa để ĐTV (hoặc KSV) bố trí, sắp xếp việc hỏi cung có sự tham gia của Luật sư. Văn bản này ngoài mục đích yêu cầu tham gia hỏi cung bị can mà còn là căn cứ để khiếu nại, trong trường hợp người THTT không bảo đảm quyền này của Luật sư.

2. Thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can ở giai đoạn mới bị bắt, bị tạm giam

     Nếu khách hàng là người mới bị bắt, bị tạm giữ hoặc bị can, bị cáo đang bị tạm giam, Luật sư cần sớm sắp xếp cuộc gặp vì đây là khoảng thời gian khách hàng trong trạng thái khủng hoảng tâm lý, có thể ảnh hưởng đến việc khai báo.

* Những thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can

     Đồng thời, mặc dù đã dự liệu tình huống xấu nhất, họ vẫn dễ bị bất ngờ, sợ hãi và mong có cơ hội tiếp xúc sớm với Luật sư. Buổi tiếp xúc đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng cả về phương diện tâm lý và nhận thức, có ảnh hưởng đến quá trình tham gia tố tụng của Luật sư.

     Do đó, Luật sư cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về vụ việc, chuẩn bị chu đáo về các tài liệu đã được nghiên cứu, chuẩn bị sẵn một số ý kiến để trao đổi, giải đáp vướng mắc, định hướng tìm kiếm, thu thập chứng cứ gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; hỏi thêm những sự kiện chưa rõ ràng, còn mâu thuẫn; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, thái độ của họ trước việc bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam, vv..

* Về thủ tục giấy tờ Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can ở giai đoạn mới bị tạm giam:

     Khi gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình Văn bản thông báo người bào chữa (bản sao có công chứng, chứng thực), Thẻ Luật sư (hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc CMND hoặc thẻ CCCD - nếu không phải là Luật sư).

     Do Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng nên ngay sau khi được cấp, Luật sư cần sao ra làm nhiều bản (có công chứng, chứng thực) để tiện sử dụng sau này. Ngoài bản sao Văn bản thông báo người bào chữa, Luật sư cũng cần chuẩn bị bản sao Thẻ Luật sư (có công chứng, chứng thực) vì cơ sở giam giữ thường yêu cầu cung cấp 2 văn bản này. Nếu chỉ xuất trình Thẻ Luật sư thì dễ bị động khi cơ sở giam giữ yêu cầu cung cấp bản sao mà cơ sở đó không có máy photocopy.  

3. Những lưu ý khi Luật sư vào gặp người bị buộc tội

     Cuộc “gặp, hỏi người bị buộc tội” do Luật sư chủ động tiến hành trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào và không hạn chế số lần, thời gian gặp; được hỏi, được trao đổi hoàn toàn riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát của cơ sở giam giữ mà không bắt buộc phải có mặt những người THTT.

     Tuy nhiên hiện nay, trong giai đoạn điều tra, Luật sư thường chỉ được vào Trại tạm giam gặp người bị buộc tội cùng với ĐTV, do vậy trường hợp cần thiết phải vào gặp người bị buộc tội trong khi ĐTV chưa bố trí buổi gặp, Luật sư cần chủ động thông báo với ĐTV để có sự phối hợp (khi cơ sở giam giữ đòi phải có mặt của ĐTV mới giải quyết cho Luật sư gặp người bị buộc tội).

     Trong trường hợp ĐTV không bố trí cùng vào thì cần kiên trì giải thích để người có thẩm quyền ở cơ sở giam giữ biết quy định của pháp luật về việc gặp người bị buộc tội dưới sự giám sát của cơ sở giam giữ mà không bắt buộc phải có mặt những người THTT.

4. Những thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can ở giai đoạn điều tra

     Việc vào gặp, tham dự hỏi cung bị can đang bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra thường do ĐTV bố trí, tuy nhiên khi vào nhà tạm giữ, trại tạm giam cùng ĐTV, ngoài văn bản Thông báo người bào chữa và Thẻ Luật sư (đểu là bản sao có công chứng chứng thực), Luật sư vẫn cần chuẩn bị Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề nơi Luật sư đó làm việc để cơ sở giam giữ vào sổ và lưu theo dõi.

     Nếu vụ án đã kết thúc điều tra, Luật sư có thể chủ động vào gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà không cần có mặt của ĐTV. Khi đến cơ sở giam giữ, Luật sư cần liên hệ với bộ phận hồ sơ để làm thủ tục trích xuất bị can, bị cáo. Khi vào khu vực hồi cung, tùy theo bố trí của từng trại giam, Luật sư sẽ được bàn giao bị can, bị cáo để làm việc và ký nhận, ký trả vào sổ ghi chép theo dõi của cơ sở giam giữ.

5. Những thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can ở nơi tạm giam

     Khi vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, Luật sư cần thực hiện đầy đủ các quy định của cơ sở giam giữ (không mang các thiết bị thông tin liên lạc, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc những đồ vật bị cấm vào khu vực giam giữ); chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ.

     Hiện nay, nhiều cơ sở giam giữ đã trang bị các phương tiện ghi âm, ghi hình vì vậy Luật sư tuyệt đối không được nhận hoặc chuyển cho bị can, bị cáo thư từ, vật dụng cá nhân hoặc trao đổi những vấn đề nhạy cảm có thể dẫn đến việc bị phát hiện. Trường hợp phát hiện Luật sư “vi phạm quy định về việc gặp”, cơ sở giam giữ sẽ “dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”. Ngoài việc bị xử lý về hành vi “vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa”, Luật sư còn có thể bị cơ quan có thẩm quyền THTT hủy bỏ việc đăng ký bào chữa.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thủ tục Luật sư cần chuẩn bị khi tham dự hỏi cung bị can tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

  Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178