• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con: Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cần chuẩn bị những giấy tờ sau: tờ khai theo mẫu, sổ hộ khẩu, CMTND,...

  • Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật hiện hành
  • đăng ký khai sinh
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
 

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Kiến thức của luật sư:

  1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
  1. Nội dung câu trả lời:

     Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

      Bước 1:  Người đi đăng ký khai sinh (ông, bà, cha, mẹ, người thân thích; cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. (K1, Đ 16, Luật Hộ tịch 2014);
  • Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ.
  • Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
  • CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
  • Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

      Bước 2: Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (Điều 13, Luật Hộ tịch 2014).

  • Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
  • Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
  • Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
  • Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

       Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh  (K2, Đ 16, Luật Hộ tịch 2014).

  • Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
  • Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Lưu ý:   

  • Làm giấy khai sinh được miễn lệ phí. (điểm b, K1, Đ 11, Luật Hộ tịch 2014)
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã).

         Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

Liên kết tham khảo:

.....................................................................................................................................................................................................................................................

 

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178