• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp nhân thương mại có bị xử lý Hình sự không...Thủ tục cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại..biện pháp cưỡng chế thi hành án pháp nhân...

  • Thủ tục cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại
  • Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại

Câu hỏi của bạn về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi pháp nhân thương mại có bị xử lý hình sự không? Việc thi hành án hình sự, cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được thực hiện như thế nào?

     Mong luật sư giải đáp, xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại:

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại như sau:

1. Căn cứ pháp lý về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại

2. Nội dung tư vấn về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại

     Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 đã thể hiện bước phát triển quan trọng trong chính sách hình sự của nước ta, đánh dấu nhiều điểm tiến bộ thể hiện trong tư duy lập pháp hình sự . Đáng chú ý, một trong những điểm mới đột phá của bộ luật Hình sự năm 2015 là đã bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự  của pháp nhân thương mại. Đối với câu hỏi của bạn luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm như sau: [caption id="attachment_196609" align="aligncenter" width="512"] Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại[/caption]

2.1. Pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm Hình sự?

     Lần đầu tiên trong bộ luật Hình sự Việt Nam đã bổ sung pháp nhân thương mại cũng có thể là tội phạm. Theo đó, tội phạm được định nghĩa tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

     Căn cứ theo quy định trên, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý thì phải xử lý Hình sự. Đây là một bước tiến mới trong nền tư pháp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả khó lường như ô nhiễm môi trường, buôn bán hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến sức khỏe động đồng.

2.2. Thi hành án đối với pháp nhân thương mại

     Luật thi hành án Hình sự 2019 dành một chương để quy định về việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại, cụ thể là chương XI. Theo đó, vấn đề này được quy định như sau:

     Thứ nhất, về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại:

Điều 158. Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án

1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp quy định tại các điều 78, 79, 80, 81 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự theo quy định của Luật này.

2. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền quy định tại Điều 77, biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

    Thứ hai, về nội dung quyết định thi hành án hình sự:

Điều 159. Quyết định thi hành án

1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; cơ quan thi hành án hình sự; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp; thời hạn chấp hành án.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Pháp nhân thương mại chấp hành án;

b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

c) Viện kiểm sát cùng cấp;

d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;

đ) Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

     Thứ ba, về thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại điều 160 luật thi hành án hình sự 2019 như sau:

Điều 160. Thủ tục thi hành án

1. Pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

d) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

đ) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

e) Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

g) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

h) Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

i) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải công bố ngay quyết định đó trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt thì cơ quan thi hành án hình sự phải lập biên bản vắng mặt và tiếp tục tổ chức thi hành án;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Điều 164 của Luật này;

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát trong quá trình pháp nhân thương mại chấp hành án;

d) Ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức khác có liên quan cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp, công bố và gửi các văn bản này theo quy định tại Điều 166 của Luật này;

e) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Thực hiện biện pháp quy định tại Điều 164 của Luật này ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự kèm theo bản sao quyết định thi hành án và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự kết quả thực hiện;

b) Công bố ngay trên cổng thông tin, trang thông tin điện tử của cơ quan mình, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quyết định thi hành án, các biện pháp đã được áp dụng đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều 164 của Luật này, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp;

c) Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát pháp nhân thương mại trong quá trình chấp hành án;

d) Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức khác có liên quan cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Trong trường hợp Pháp nhân thương mại không chấp hành quyết định thi hành án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án. [caption id="attachment_196610" align="aligncenter" width="500"] Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại[/caption]

2.3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

    Theo điều 4 nghị định 44/2020/NĐ-CP hiện nay có 3 biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, cụ thể như sau:

Điều 4. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:

1. Phong tỏa tài khoản.

2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).

3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

    Như vậy, pháp nhân thương mại cũng bị xử lý Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng. Đặc biệt, Chính Phủ đã hướng dẫn chi tiết về các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân không chấp hành quyết định bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật Hình sự 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com  Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên:Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178