• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ

  • Thời hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Thời hạn tạm giữ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thời hạn tạm giữ

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào luật sư. Em có vài câu hỏi muốn hỏi luật sư. Bản thân mẹ em chưa có tiền án tiền sự, thân nhân tốt. Vừa rồi mẹ em bị công an tỉnh bắt về tội ghi số đề và đã tạm giữ được 6 ngày. Vậy luật sư cho em hỏi sau 9 ngày tạm giữ thì mẹ em có được thả tại ngoại hay không ạ. Xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn về: Thời hạn tạm giữ

1. Người bị tạm giữ

     Theo Điều 59, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quy định người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

     Người bị tạm giữ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Về quyền

     a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

     b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

     c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

     d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

     đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

     e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

     g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

  • Về nghĩa vụ

     Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. [caption id="attachment_83858" align="aligncenter" width="372"]Thời hạn tạm giữ Thời hạn tạm giữ[/caption]

2. Tạm giữ và thời hạn tạm giữ

     Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người phải ra quyết định tạm giữ ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung khác. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

     Tại Điều 118, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn tạm giữ như sau:

      "1.Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

     2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

     Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

     3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

     4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam."

     Như vậy, thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ.Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Do đó, tổng thời hạn tối đa tạm giữ là 09 ngày gồm thời hạn tạm giữ thông thường và hai lần gia hạn tạm giữ.

=> Đối chiếu với trường hợp của bạn, mẹ bạn bị tạm giữ đến 09 ngày là có cơ sở. Sau 09 ngày, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ đối với trường hợp đã gia hạn tạm giữ.

     Bài viết liên quan:

     Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về Thời hạn tạm giữ Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178