• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ được thục hiện như thế nào, Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ sở giam giữ có

  • Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ được thục hiện như thế nào?
  • Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư. Xin Luật sư cho biết việc phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ được thục hiện như thế nào? được quy định như thế nào?. Xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
  • Thông tư số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
  • Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam

Nội dung tư vấn: Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam

     Thông tư số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

     Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác và trao đổi thông tin cần thiết liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam với cơ sở giam giữ để phân loại, bố trí giam giữ.

     Cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra người, tài liệu, hồ sơ để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; việc giao, nhận phải lập biên bản. [caption id="attachment_78242" align="aligncenter" width="352"]Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ Phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ[/caption]

     Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ sở giam giữ có trách nhiệm khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng Điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan, người bàn giao đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở y tế cấp huyện trở lên để khám xác định mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, thương tích của họ. Biên bản giao, nhận phải ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.

     Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án thấy việc cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; văn bản nêu rõ lý do, thời hạn không cho gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi có yêu cầu thăm gặp.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178