Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
14:07 27/09/2017
Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Như vậy theo quy định của pháp luật thì thời hạn tạm giam sẽ phụ thuộc vào thời gian ...
- Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
- Thời hạn tạm giam
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Câu hỏi của bạn:
Thưa luật sư, Tôi muốn tư vấn về trường hợp của mẹ tôi. Mẹ tôi năm nay 55 tuổi, sức khỏe không được tốt.
Ngày 16/9/2017 mẹ tôi bị chuyển nơi giam giữ từ công an thị lên công an tỉnh nhưng không thông báo với gia đình tôi.
Tôi muốn hỏi thời gian tạm giam như vậy có đúng luật hay không. Và chuyển nơi giam như vậy có đúng không. Tôi muốn được tư vấn sớm nhất có thể rất mong các luật sư giúp đỡ.
Tôi cũng muốn thuê luật sư để giúp mẹ tôi được hưởng án treo có được không, và tỷ lệ thành công là bao nhiêu phần trăm ạ
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Nội dung tư vấn: Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
1. Thời hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Theo quy định của pháp luật thời hạn tạm giam được quy định như sau:
Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
"1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần; mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh; cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác." [caption id="attachment_53693" align="aligncenter" width="422"] Thời hạn tạm giam[/caption]
Như vậy theo quy định của pháp luật thì thời hạn tạm giam sẽ phụ thuộc vào loại tội phạm của mẹ bạn là gì. Trong trường hợp này của bạn; bạn có nói mẹ bạn trộm cắp số tiền là 70 Triệu. Theo điểm c khoản 2 điều 138 quy định " chiếm đoạt giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu", ở trường hợp này có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm; như vậy đây được xác là tội nghiêm trọng. Theo khoản 1 điều 120 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra là: " ... không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng...", lưu ý thời hạn tạm giam còn có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp mẹ bạn bị tam giam đã 3 tháng; theo các quy định mà chúng tôi nêu ra ở trên thì thời hạn tạm giam trên đối với mẹ bạn là hoàn toàn chính xác.
2. Quy định về việc chuyển trại giam
Luật thi hành tạm giam, tạm giữ có quy định như sau:Điều 19. Chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
"1. Cơ sở giam giữ phải được canh gác; bảo vệ; quản lý; kiểm tra; giám sát 24/24 giờ trong ngày.
2. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ; buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.
3. Người bị tạm giữ; người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại; giao dịch; tiếp xúc; thông tin; liên lạc; tuyên truyền tín ngưỡng; tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.
4. Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:
a) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;
b) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;
c) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;
d) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận."
Theo quy định khoản 4 điều 19 quy định "Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau..."
Như vậy theo quy định thì việc chuyển người bị tạm giam giữ các cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ quan tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý và phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp được biết.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau
- Bắt người đang bị truy nã theo quy định của BLTTHS năm 2015
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: