• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Em ấy đã bị tai nạn giao thông mất vào tháng 12 năm 2015, Công an Thành phố Lạng Sơn đã điều tra và khám nghiệm tử thi và xác minh chết do tai nạn..

  • Tai nạn giao thông tại nơi đang thi công, không cắm biển báo có bị xử lý
  • tai nạn giao thông tại nơi đang thi công không có biển báo
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tai nạn giao thông tại nơi đang thi công không cắm biển báo có bị xử lý

Câu hỏi của bạn:

Em xin chào các luật sư

Cho em hỏi một vấn đề với ạ

    Em có 1 thằng em trai tên là Vương Quang Thạch sinh năm 1987. Em ấy đã bị tai nạn giao thông mất vào tháng 12 năm 2015, Công an Thành phố Lạng Sơn đã điều tra và khám nghiệm tử thi và xác minh chết do tai nạn giao thông.

    Thời điểm em bị mất là ở trên cầu 17 tháng 10 ở thành phố Lạng Sơn, lúc đó cầu vẫn còn đang trong giai đoạn thi công và chưa thông cầu nhưng đơn vị thi công vẫn cho phép người dân đi lại trên cầu mà không hề có biểu báo cấm hay rào chắn gì cả.

     Em trai mình cũng như bao người đã đi trên cầu đó và không may em trai mình đã bị tai nạn ở cầu đó, và đã tử vong, mà chủ đầu tư xây dựng cầu không bồi thường gì cho gia đình cả.

     Hoàn cảnh em trai rất éo le, e Thạch có 1 đứa con sinh năm 2013 từ khi cháu bé sinh ra mới được 49 ngày thì mẹ cháu đã bỏ nhà ra đi, đến nay cũng ko có tin tức gì, hiện giờ thì bố cháu là Vương quang Thạch lại bị tai nạn đã mất vào tháng 12 năm 2015.

    Vậy xin quý luật sư cho em hỏi là liệu gia đình em có thể làm đơn kiện đơn vị thi công có được không? nếu kiện thì thủ tục như nào? rất mong quý luật sư giải đáp cho gia đình em được rõ với ạ, giờ gia đình đã mất người rồi, nhưng đau sót hơn là đứa bé đã ko còn cha không còn mẹ, cháu rất nhỏ tuổi không tự nuôi sống được bản thân, mà giờ cháu ở với ông bà nội, mà ông bà nội cũng đã già yếu ông nội sinh năm 1955 còn bà nội sinh năm 1957 hai ông bà không có lương hưu gì cả sống dựa vào nghề nông.

    Rất mong các quý Luật sư tư vấn để đòi lại công bằng cho người đã mất cũng như để những người còn sống có niềm tin về pháp luật.

    Xin trân thành cám ơn Luật Sư, rất mong sự hồi âm của Quý Luật Sư

Câu trả lời:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường bộ
  • Thông tư 50/2015/TT-BGTVT về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
  • Bộ luật Dân sự 2015
[caption id="attachment_23713" align="aligncenter" width="470"]Tai nạn tại nơi đang thi công không cắm biển báo có bị xử lý Tai nạn tại nơi đang thi công không cắm biển báo có bị xử lý[/caption]

Nội dung tư vấn:

     Trước hết, chúng tôi rất cảm thông và xin chia sẻ sâu sắc với trường hợp của em trai bạn. Dưới góc độ pháp lý thì trường hợp này chúng tôi có thể trả lời bạn như sau:

      Do bạn không nói rõ, em trai bạn chết vì tai nạn giao thông nhưng là do người khác đâm phải hay là tự mình gây nên tai nạn trên đoạn đường thi công. Vì tùy trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trường hợp em trai bạn tự mình gây nên tai nạn giao thông mà lỗi thuộc về bên thi công đã không cắm biển báo; chưa đưa vào nghiệm thu mà vẫn cho người tham giao thông qua lại trên cầu; có được giải quyết bồi thường hay không? Cụ thể:

Thứ nhất: Về dân sự

     Điều 51 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ quy định:

Điều 51. Công trình đã hoàn thành thi công nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình

1. Chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

2. Đối với công trình thi công trên đường bộ đang khai thác, nhà thầu thi công có trách nhiệm tiếp tục bảo đảm giao thông, an toàn giao thông đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý tuyến đường.

3. Đối với công trình thi công là đường chưa khai thác, nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo vệ công trình, không cho các phương tiện tham gia giao thông khi chưa có lệnh thông xe và chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan cho tới khi bàn giao cho đơn vị quản lý.

     Theo quy định của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng; tại Điều 50 về thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao; Điều 51 về công trường đã hoàn thành thi công nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình thì theo quy định, đơn vị thi công, chủ đầu tư có nhiệm vụ quản lý, đảm bảo an toàn lao động, phải đảm bảo công trường có biển báo, có tường rào bảo vệ, có các biện pháp bảo đảm an toàn xung quanh; tổ chúc thi công và biện pháp bảo đảm an toàn đều phải có...

     Do đó, khi xảy ra tai nạn nếu chủ đầu tư có căn cứ cho rằng có hành vi thiếu trách nhiệm của người được giao trông coi, quản lý, kiểm soát khu vực thi công trong việc không cắm biển báo nguy hiểm thì lỗi thuộc về người đó. Còn nếu chủ đầu tư không thực hiện các biện pháp cần thiết (cắm biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; rào che chắn; tiêu thoát nước không để nước sâu..) theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn trong khi thi công công trình thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 591 BLDS

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
       a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;        b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;        c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;        d) Thiệt hại khác do luật quy định.      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo đó Chi phí này bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân trước khi chết, bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân trước khi chết. Ngoài ra, người gây thiệt hại còn phải bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trước khi chết.
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân, bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến,... 
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Ngoài việc bồi thường thiệt hại về vật chất cho những người thân thích của người bị xâm phạm tính mạng, người gây thiệt hại còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Cụ thể là Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ.. nếu không thỏa thuận được thì phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của người bị thiệt hại nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiêu do Nhà nước quy định tại thời điểm bội thường.

     Về thời hạn khởi kiện: trong thời hạn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình các nạn nhân có quyền khởi kiện đến toà án cấp có thẩm quyền yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại.

Thứ 2, về Hình sự:

     Bộ luật Hình sự hiện hành đã quy định một số tội danh nếu có căn cứ cho rằng hành vi thiếu trách nhiệm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý các công trình công trình công cộng như đặt trái phép chướng ngại vật, dựng “lô cốt”, tạo lỗ đào sâu, hố gas, ổ gà… trên đường trong quá trình thi công, tu bổ đường sá, hầm cống thì cá nhân có thể bị truy cứu về tôi cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203 BLHS.

     Khi tai nạn xảy ra, các cơ quan tố tụng đều có thể xem xét trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS; Hoặc nếu có căn cứ cho rằng đó là Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 99 BLHS… Tuy nhiên việc trách nhiệm thuộc về cá nhân nào lại là chuyện không đơn giản bởi các cơ quan quản lý thường không có sự phân chia rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, chưa có tiền lệ xử lý hình sự nên các cơ quan tiến hành tố tụng còn e dè, lúng túng.

Thứ 3, về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước:

     Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường bộ. Theo đó “Khoản 1 Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì các hành vi trên sẽ bị phát từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

     a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này;

     b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định;

     c) Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định;

     d) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

     đ) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong.”

     Luật quy định, chủ đầu tư phải có trách nhiệm giám sát nhà thầu trong quá trình thi công.

Thứ 4, Về thủ tục khởi kiện vụ án dân sự bạn xem tại đây

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178