Số thành viên trong sổ hộ khẩu theo quy định mới nhất
15:55 06/07/2020
Như vậy, pháp luật về cư trú không giới hạn về số thành viên trong sổ hộ khẩu, người nhập khẩu chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện để nhập khẩu ...
- Số thành viên trong sổ hộ khẩu theo quy định mới nhất
- Số thành viên trong sổ hộ khẩu
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Số thành viên trong sổ hộ khẩu
Câu hỏi của bạn về số thành viên trong sổ hộ khẩu
Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư trên 1 quyển sẽ hộ khẩu của 1 hộ gia đình tối đa được quyền nhập bao nhiêu thành viên chung 1 sổ hộ khẩu? xin chân thành cảm ơn
Câu trả lời của Luật sư về số thành viên trong sổ hộ khẩu
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về số thành viên trong sổ hộ khẩu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về số thành viên trong sổ hộ khẩu như sau:
1. Cơ sở pháp lý về số thành viên trong sổ hộ khẩu
2. Nội dung tư vấn về số thành viên trong sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Số thành viên tối đa trong sổ hộ khẩu được quy định như sau:
2.1. Quy định về số lượng thành viên trong sổ hộ khẩu
Theo quy định của Luật cư trú thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình được quy định tại Điều 25 Luật cư trú 2006 như sau:
"Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó."
Theo đó, pháp luật cư trú không hạn chế số thành viên tối đa trong cùng một sổ hộ khẩu. Do đó, những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. Ngoài ra, những người khác nếu có sự đồng ý của chủ hộ và ở chung một chỗ ở hợp pháp nếu đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định có thể được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu. [caption id="attachment_198164" align="aligncenter" width="301"] Số thành viên trong sổ hộ khẩu[/caption]
2.2. Điều kiện nhập khẩu
- Điều kiện nhập khẩu vào tỉnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 có quy định công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Theo đó, nếu bạn nhập khẩu vào hộ khẩu tại tỉnh thì bạn chỉ cần đáp ứng được điều kiện có chỗ ở hợp pháp tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được chủ hộ cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
- Điều kiện nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ theo Điều 20 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
Theo đó, trong trường hợp nhập khẩu không theo các trường hợp tại Khoản 2,3,4 Điều 20 đã nêu trên thì người có yêu cầu nhập khẩu phải đáp ứng được điều kiện đó là có chỗ ở hợp pháp và có đủ thời gian tạm trú tại thành phố đó theo quy định. Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
Như vậy, pháp luật về cư trú không giới hạn về số thành viên trong sổ hộ khẩu, người nhập khẩu chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện để nhập khẩu có thể làm hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục nhập khẩu.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu theo quy định pháp luật hiện hành;
- Thủ tục nhập lại hộ khẩu sau khi cắt.
Nhập khẩu cho con
Câu hỏi:
Chào luật sư, em nhờ luật sư tư vấn dùm em về vấn đề làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho con. Em và vợ cùng quê HN, hai vợ chồng đã kết hôn và chuẩn bị sinh em bé. Hiện tại đang sống và làm việc ở BD. Vợ em có nhập khẩu nhờ vào nhà chú ở BD còn hộ khẩu của em vẫn ở tại HN. Hiện tại chồng hộ khẩu HN, vợ hộ khẩu BD. Vậy luật sư cho e hỏi sau này con em sinh ra có thể làm giấy khai sinh và nhập khẩu theo bố ở HN được không ?
Em cảm ơn luật sư rất mong được luật sư tư vấn cho em.
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật thì công dân có quyền tự do cư trú. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con theo cha
Theo quy định tại Điều 13 Luật cư trú 2006 có quy định về nơi cư trú của người dưới 18 tuổi như sau:
"Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."
Theo đó, nơi đăng ký thường trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Do đó, nếu hiện tại bạn và vợ không cùng nơi cư trú thì bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ khẩu thường trú cho con là nơi cư trú của cha hay nơi cư trú của mẹ. Việc con nhập hộ khẩu theo mẹ hay theo cha phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn và việc con bạn sinh sống thường xuyên tại nơi nào.
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 80/2011/TT-BCA có quy định trình tự giải quyết đăng ký thường trú như sau:
"Điều 12. Trình tự giải quyết đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an xã, thị trấn)
1. Đối với cán bộ đăng ký
Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh
- Đối chiếu và ghi vào bản sao không được cấp từ sổ gốc, không có công chứng, chứng thực (bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay) giấy tờ, tài liệu là đã đối chiếu đúng với bản chính và ký, ghi rõ họ tên, thời gian đối chiếu;
- Viết sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và ký vào mục “cán bộ đăng ký” trong sổ hộ khẩu, mục “cán bộ lập phiếu” trong phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu;
- Đề xuất bằng văn bản, ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, các tài liệu có trong hồ sơ, nội dung yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên và trình hồ sơ lên Trưởng Công an xã, thị trấn.
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và báo cáo Trưởng Công an xã, thị trấn duyệt, ký. Khi nhận được trả lời xác minh thì cán bộ đăng ký phải xem xét, thực hiện ngay theo quy định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
- Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì dự thảo văn bản trả lời công dân và trình lên Trưởng Công an xã, thị trấn duyệt, ký.
c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất Trưởng Công an xã, thị trấn xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến của Trưởng Công an xã, thị trấn thì thực hiện theo quy định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
- Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều này;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì thông báo cho công dân bổ sung, kê khai lại;
- Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì dự thảo văn bản trả lời công dân và trình lên Trưởng Công an xã, thị trấn duyệt, ký.
2. Đối với Trưởng Công an xã, thị trấn
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký phải xem xét và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh
- Duyệt, ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký;
- Ký sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và trả hồ sơ cho cán bộ đăng ký.
b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh;
c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì ghi rõ vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký những thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại để thông báo cho công dân;
d) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì cho ý kiến giải quyết;
đ) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì duyệt, ký văn bản trả lời công dân và giao lại hồ sơ cho cán bộ đăng ký để trả công dân."
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu cho con theo cha trong trường hợp có sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn và việc con bạn sinh sống thường xuyên tại HN. Lệ phí đăng kí nhập khẩu cho con là miễn phí nếu bạn thực hiện thủ tục trong đúng thời gian quy định.
Bài viết tham khảo:
- Đăng kí khai sinh ở nơi không có hộ khẩu 2020;
- Đăng ký cho con học tiểu học nơi không có hộ khẩu thường trú.
Đăng kí khai sinh ở nơi không có hộ khẩu
Câu hỏi:
Em có 1 vấn đề muốn hỏi luật sư ạ. Em có em bé ngoài mong muốn nên gia đình không biết và em vào SG đang tự nuôi con một mình, bây giờ em muốn làm giấy khai sinh cho con sau này đi học mà không có sổ hộ khẩu có làm được không ạ? Sau này bé có được đi học không ạ?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014, quy định về thẩm quyền đăng kí khai sinh như sau:
"Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh."
Về nguyên tắc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. Cụ thể nơi cư trú ở đây bao gồm cả nơi tạm trú và nơi thường trú của người cha hoặc người mẹ.
Trong trường hợp của bạn, do bạn nuôi con một mình nên bạn hoàn toàn có thể đăng kí khai sinh cho bé tại nơi cư trú của bạn. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp thông tin bạn đã đăng kí tạm trú tại Sài Gòn hay chưa, vậy nên chúng tôi sẽ tư vấn trong cả hai trường hợp.
Trường hợp nếu bạn chưa đăng kí tạm trú tại Sài Gòn thì bạn buộc phải về nơi bạn đăng kí thường trú để làm giấy khai sinh cho bé, hoặc bạn làm đồng thời cả hai thủ tục, vừa làm thủ tục đăng kí tạm trú tại UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú ở Sài Gòn, vừa làm thủ tục đăng kí khai sinh cho bé tại đây.
Trường hợp nếu bạn đã đăng kí tạm trú tại SG thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí khai sinh cho bé tại UBND cấp xã nơi bạn đã đăng kí tạm trú, chỉ cần bạn cung cấp sổ tạm trú. Do vậy, không cần sổ hộ khẩu bạn vẫn có thể đăng kí khai sinh cho bé được.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, quy định về thời hạn đăng kí thường trú cho trẻ em mới sinh như sau:
"Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó."
Bài viết tham khảo
- Nhập khẩu cho con theo quy định pháp luật năm 2020
- Chưa đăng kí kết hôn có được làm khai sinh cho trẻ
Để được tư vấn chi tiết về Số thành viên trong sổ hộ khẩu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Huyền Trang