So sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
15:09 11/02/2019
Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tội mà trong đó người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- So sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- So sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
So sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Câu hỏi của bạn về so sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Xin luật sự có thể so sánh giúp tôi tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tôi xin cám ơn!
Câu trả lời của luật sư về so sánh tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Cơ sở pháp lý về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
2. Nội dung tư vấn về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc giữ tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản khác và giống nhau nhau thế nào. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Giống nhau giữa tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Đều thuộc nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng
- Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất
- Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
- Chủ thể phạm tội đều là chủ thể đặc biệt, ngoài điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi luật định giống như các chủ thể thường thì còn phải là người có chức vụ, quyền hạn.
- Xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm.
- Đều có động cơ vụ lợi.
2.2. Khác nhau giữa tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Tiêu chí | Tội tham ô |
Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản |
Căn cứ pháp lý | Tội tham ô được quy định tại 353 BLHS năm 2015 |
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 355 BLHS năm 2015 |
Về hành vi | Tham ô là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dân do mình trực tiếp quản lý | Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác |
Về đối tượng tác động | Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm trực quản lý | Khác với tội tham ô, tài sản chiếm đoạt là tài sản năm trong sự quản lý, chiếm hữu của bị hại |
Tính chất hành vi | Với tội tham ô người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình quản lý thành tài sản cá nhân | Tính chất hành vi của tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để làm một việc vượt ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể là uy hiếp, lừa dối… chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản. |
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Tải mẫu yêu cầu phân công người bào chữa
- Quy định về chỉ định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự
Để được tư vấn chi tiết về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương