Rải đinh trên đường bộ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
07:50 03/08/2017
Rải đinh trên đường bộ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật ?,Căn cứ theo Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong [..]

Rải đinh trên đường bộ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Rải đinh trên đường bộ
Pháp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nội dung tư vấn: Rải đinh trên đường bộ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật.
1. Rải đinh trên đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại điều 11 Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Như vậy với hành vi rải đinh trên đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
[caption id="attachment_44079" align="aligncenter" width="381"] Rải đinh trên đường bộ[/caption]
2. Rải đinh trên đường bộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
a) Rải đinh trên đường bộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
Căn cứ theo Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Điều 143. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Ngoài ra nếu người rải đinh gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp bị xử lý theo khoản 2,3,4 và hình phạt bổ sung tại khoản 5 của điều 143. " 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:b) Rải đinh trên đường bộ bị truy cứu hình sự về tội cản trở giao thông theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
Căn cứ theo điều 203 khoản 1 của Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về tội cản trở giao thông như sau: Điều 203. Tội cản trở giao thông" 1.Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ; " Hành vi rải đinh ra đường có thể coi là: “đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ , nếu hành vi đó “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”. Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự : "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác" của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ :
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng… Nếu hành vi rải đinh gây hậu quả“rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”, bị áp dụng khung hình phạt cao hơn theo khoản 2, 3, 4 của Điều 203 Bộ luật hình sự hiện hành.
" 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4.Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm." Như vậy, tùy vào cấp độ gây hậu quả mà hành vi rải đinh trên đường bộ sẽ bị xử lý theo khung hình phạt khác nhau. Hành vi rải đinh ra đường có thể coi là: “đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ ”, và bị xử lý theo Bộ luật hình sự hiện hành, nếu hành vi đó “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
-
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
-
Tội cản trở giao thông đường bộ theo BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.