• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

  Tóm lại, với tình huống trên thì do ông A có thể sẽ có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1, điều 51. Nên ông A có thể được Tòa án quyết định.....

  • Quyết định hình phạt theo quy định của BLHS
  • Quyết định hình phạt
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyết định hình phạt

Câu hỏi về quyết định hình phạt:  

      Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Ông Nguyễn Văn A năm nay 76 tuổi, đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của anh B với số tài sản 105 triệu đồng. Sau đó, ông A đã bị phát hiện và bị Viện kiểm sát truy tố theo điểm c, khoản 2, điều 173 về tội trộm cắp tài sản. Sau khi phạm tội ông A đã tự nguyện cố gắng khắc phục hậu quả, hoàn trả số tiền mà mình đã lấy của anh B. Xin hỏi, Tòa án có thể quyết định đối với ông A một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo điểm c, khoản 2, điều 173 mà viện kiểm sát đã truy tố không?

Câu trả lời về việc quyết định hình phạt:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về việc quyết định hình phạt, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về việc quyết định hình phạt như sau :

1. Cơ sở pháp lý quy định về việc quyết định hình phạt:

2. Nội dung tư vấn quy định về việc quyết định hình phạt:

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Quy định về việc quyết định hình phạt”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

 2.1. Căn cứ quy định về việc quyết định hình phạt:

     Tại điều 54 của BLHS năm 2015 có quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng như sau:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể

. 3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án

     Theo khoản 1, điều 54 của BLHS năm 2015 thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Như vậy, để Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất với điểm c, khoản 2, điều 173 về tội trộm cắp tài sản mà Viện kiểm sát đã truy cứu thì ông A cần có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 của điều 51 BLHS năm 2015. [caption id="attachment_167173" align="aligncenter" width="287"] Quyết định hình phạt[/caption]

2.2 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

     Tại điều 51 của BLHS năm 2015 đã quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

.....

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

     Như vậy, do khi thực hiện hành vi phạm tội thì ông A đã 76 tuổi và sau đó ông A đã tự nguyện cố gắng khắc phục hậu quả, hoàn trả số tiền mà mình đã lấy của anh B. Nên ông A có thể có hai tình tiết giảm nhẹ theo điểm b và điểm o, khoản 1, điều 51 của BLHS năm 2015 là người phạm tội tự nguyện sữa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên.

    Tóm lại, với tình huống trên do ông A có thể sẽ có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1, điều 51. Nên ông A có thể được Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố theo khoản 2, điều 173 của BLHS năm 2015; có thể ông A sẽ bị tòa án quyết định hình phạt theo khoản 1 của điều 173 BLHS năm 2015.

     Bài viết tham khảo:

 Để được tư vấn chi tiết về quy định quyết định hình phạt, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Văn Quyết     

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178