Quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
10:51 22/10/2018
Quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế theo pháp luật 2018, thẩm quyền giải quyết khởi kiện yêu cầu trả nợ, hồ sơ khởi kiện
- Quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
- Quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN YÊU CẦU TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI HƯỞNG THỪA KẾ
Câu hỏi về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
Thưa luật sư, bố tôi mất đã được 2 tháng và không để lại di chúc. Tháng trước tôi có tìm được giấy cho vay tiền 30.000.000 đồng của bố với một người bạn . Khi tôi tới hỏi người bạn đó của bố thì ông ấy nói bố tôi đã chết nên ông ấy không có nghĩa vụ trả nợ nữa. Cho tôi hỏi vậy tôi có quyền đòi khoản tiền bố tôi cho vay đó không. Xin cảm ơn.Câu trả lời về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế như sau:1. Căn cứ pháp luật về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
2. Nôi dung tư vấn về quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế
2.1. Di sản thừa kế
Điều 612 Bộ luật dân sự 2014 quy định:"Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác." Di sản thừa kế là tất cả tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết bao gồm:
- Tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền như:cổ phiếu, ngân phiếu, công trái, sổ tiết kiệm, séc, tín phiếu, kỳ phiếu...
- Các quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Cụ thể như: quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ...
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
5. Nghĩa vụ được bù trừ;
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;
7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
11. Trường hợp khác do luật quy định." Trường hợp của bạn, dù cho bố bạn đã mất thì những người hưởng di sản thừa kế của bố bạn vẫn có quyền yêu cầu trả nợ đối với khoản cho vay này. [caption id="attachment_129940" align="aligncenter" width="450"] Quyền yêu cầu trả nợ của người hưởng thừa kế[/caption]
2.2. Hưởng thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Bạn và những đối tượng cùng hàng thừa kế có quyền đòi nợ thay bố mình, mỗi người hưởng phần quyền bằng nhau.2.3. Quyền đòi nợ của người hưởng thừa kế
Theo quy định tại điều 35 và điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn và những người cùng thừa kế có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi bị đơn (người vay nợ) cư trú yêu cầu bên kia trả lại số tiền mà họ đã vay. Hồ sơ khởi kiện:
- Đơn khởi kiện
- Giấy tờ tùy thân: bản sao chứng minh thư nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu
- Giấy tờ chứng minh giao dịch vay nợ
Lưu ý: Bạn phải khởi kiện trong thời hiệu quy định của luật, nếu hết thời hiệu khởi kiện, bạn không được quyền kiện đòi lại khoản nợ đó nữa. Điều 429 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ở đây, thời hiệu 3 năm được tính từ thời điểm bạn nhận được giấy cho vay tiền. Một số tài liệu tham khảo:
- Phân chia di sản và thanh toán di sản giữa những người thừa kế;
- Phân chia di sản thừa kế không có di chúc;
Để được tư vấn chi tiết về quyền đòi nợ của người hưởng thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.