• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về thẩm quyền lập vi bằng: Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp liên quan

  • Quy định về thẩm quyền lập vi bằng
  • thẩm quyền lập vi bằng
  • Hỏi đáp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN VỀ THẨM QUYỀN LẬP VI BẰNG

Kiến thức của bạn:

    Quy định về thẩm quyền lập vi bằng

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn: Quy định về thẩm quyền lập vi bằng      Trước hết, ta hiểu một số thuật ngữ pháp lý:

"1. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

1. Chủ thể yêu cầu lập Vi bằng

     Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu tạo lập, lưu giữ chứng cứ đều có thể yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng.

     Lưu ý rằng: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ năng lực dân sự và nội dung yêu cầu lập Vi bằng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Thẩm quyền lập vi bằng

     Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

     Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

     Pháp luật chỉ liệt kê các trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng. Ngoài phạm vi những trường hợp được liệt kê này thì các trường hợp còn lại, Thừa phát lại đều có thể lập vi bằng.

     Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác. Để đảm bảo tính trung thực, khách quan, Thừa phát lại không được tham gia vào sự kiện, hành vi mà mình ghi nhận trong vi bằng. [caption id="attachment_19798" align="aligncenter" width="323"]thẩm quyền lập vi bằng Thẩm quyền lập vi bằng[/caption]

3. Hình thức và nội dung của vi bằng

    Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ thì Vi bằng phải được lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

-  Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

- Người tham gia khác (nếu có);

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

-  Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

- Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác

      Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về Quy định về thẩm quyền lập vi bằng,  quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn công chứng 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178