• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về đào tạo cán bộ công chức viên chức theo pháp luật hiện hành: Nghị định 101/2017/NĐ-CP là nghị định quy định về đào tạo cán bộ công chức....

  • Quy định về đào tạo cán bộ công chức viên chức theo pháp luật hiện hành
  • đào tạo cán bộ công chức viên chức
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC

Kiến thức của bạn:

   Quy định pháp luật về đào tạo cán bộ công chức viên chức được quy định như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 101/2017/NĐ-CP Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung tư vấn :

    Nghị định 101/2017/NĐ-CP là nghị định quy định về đào tạo cán bộ công chức viên chức mới được ban hành và sắp tới có hiệu lực vào ngày 21/10/2017. Cụ thể được quy định các vấn đề:

  1. Đối tượng điều kiện đào tạo cán bộ công chức viên chức trình độ trung cấp cao đẳng đại học.

   Căn cứ theo điều 5 nghị định 101/2017 quy định đối tượng điều kiện đào tạo trình độ trung cấp cao đẳng đại học:

   Điều 5. Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

"1. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã min núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiu s, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác."

    Vậy đối tượng đào tạo cán bộ công chức viên chức là cán bộ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi biên giới hải đảo vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và điều kiện để được đào tạo là cam kết thực hiện nhiệm vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.

  2. Điều kiện đào tạo cán bộ công chức viên chức đào tạo sau đại học.

  Căn cứ theo điều 6 Nghị định 101/2017 quy định về điều kiện đào tạo sau đại học:

  Thứ nhất, điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ công chức.

  • Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
  • Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học ln đầu;
  • Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nht gp 02 ln thời gian đào tạo;
  • Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

   Thứ hai, điều kiện đào tạo sau đối với viên chức.

  • Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
  • Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
  • Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

   Thứ ba, Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định điều kiện trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác. [caption id="attachment_51301" align="aligncenter" width="446"]đào tạo cán bộ công chức viên chức Đào tạo cán bộ công chức viên chức[/caption]

  3. Quy định về đền bù chi phí đào tạo cán bộ công chức viên chức.

  Căn cứ theo điều 7 Nghị định 101/2017 quy định về đền bù chi phí đào tạo cán bộ công chức viên chức:

   Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo

"Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này."

  Thứ nhất, cách tính chi phí đền bù đào tạo cán bộ công chức viên chức.

  Căn cứ theo điều 8 nghị định này thì cách tính chi phí đền bù đào tạo cán bộ công chức viên chức được tính như sau:

 + Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

 + Cách tính chi phí đền bù:

  • Đối với trường hp tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo và không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp thì cán bộ công chức viên chức phải trả 100% chi phí đền bù.
  • Đối với các trường hợp đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S =

F

x (T1 - T2)

T1

   Trong đó:

  • S là chi phí đền bù;
  • F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
  • Tlà thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

    Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sađó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

S =

30 triệu đồng

x (48 tháng - 24 tháng) = 15 triệu đồng

48 tháng

   Thứ hai, điều kiện được giảm chi phí đền bù đào tạo cán bộ công chức viên chức.

   Căn cứ theo điều 9 Nghị định này quy định về điều kiện được giảm chi phí đền bù thì: Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.

  Thứ ba, trả và thu hồi chi phí đền bù đào tạo cán bộ công chức viên chức.

   Căn cứ theo điều 14 nghị định này quy định về trả và thu hồi chi phí đền bù đào tạo cán bộ công chức viên chức:

  • Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đn bù.
  • Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.
  • Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạocác bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

   Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178