• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định pháp luật về đền bù chi phí đào tạo của viên chức: Đền bù chi phí đào tạo của viên chức được quy định tại thông tư 15/2012/TT-BNV....

  • Quy định pháp luật về đền bù chi phí đào tạo của viên chức
  • đền bù chi phí đào tạo của viên chức
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐỀN BÙ CHI PHÍ ĐÀO TẠO CỦA VIÊN THỨC

Kiến thức của bạn:

     Quy định pháp luật về đền bù chi phí đào tạo của viên chức?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật viên chức 2010
  • Nghị định s 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
  • Thông tư 15/2012/TT-BNV Thông tư hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưng đối với viên chức

Nội dung tư vấn :

     Đền bù chi phí đào tạo của viên chức được quy định tại thông tư 15/2012/TT-BNV. Cụ thể:

   1. Các trường hợp phải đền bù và không phải đền bù chi phí đào tạo của viên chức.

   Căn cứ theo điều 16 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định:

   Thứ nhất, trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo của viên chức.

  • Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
  • Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
  • Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định.

    Thứ hai, các trường hợp không phải đền bù chi phí đào tạo của viên chức.

  • Viên chức không hoàn thành khóa học do ốm đau phải điều trị, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Viên chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết phải thuyên chuyn công tác được cơ quan có thẩm quyền đồng ý;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hp đồng đối với viên chức khi đơn vị buộc phải thu hẹp quy mô, không còn vị trí việc làm hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
[caption id="attachment_40344" align="aligncenter" width="500"]đền bù chi phí đào tạo của viên chức Đền bù chi phí đào tạo của viên chức[/caption]

   2. Chi phí và cách tính đền bù chi phí đào tạo của viên chức.

     Căn cứ theo điều 17 Thông tư 15/2012 quy định về chi phí và cách tính đền bù chi phí đào tạo:

    Thứ nhất, chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có.

    Thứ hai, cách tính chi phí đền bù:

  • Đối với trường hợp trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc viên chức phải đền bù 100% chi phí đào tạo;
  • Đối với trường hợp viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập viên chức phải đền bù 50% chi phí của khóa học;
  • Đối với các trường hp viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 - T2)

Trong đó:

- S là chi phí đền bù;

F là tổng chi phí của khóa học;

Tlà thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

    3. Quyết định trả và thu hồi đền bù chi phí đào tạo của viên chức.

    Căn cứ theo điều 18 thông tư 15/2012 quy định về quyết định trả và thu hồi đền bù chi phí đào tạo:

    Điều 18. Quyết định trả và thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo

"1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với mức đền bù chi phí đào tạo của viên chức theo quy định.

2. Thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo

a) Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về việc đn bù chi phí đào tạo của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải đền bù cho đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Số tiền đền bù chi phí đào tạo của viên chức phải được đơn vị sự nghiệp công lập thu nộp vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc nhà nước và theo i, quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

c) Trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo không thực hiện trách nhiệm đền bù thì cơ quan, đơn vị ban hành quyết định đền bù không giải quyết các chế độ, chính sách và có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật."

     Vậy người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với mức đền bù chi phí đào tạo của viên chức. Và chậm nhất trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo cho đơn vị, nếu không nộp chi phí đào tạo thì sẽ không giải quyết các chế độ chính sách của viên chức.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Quy định về xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định pháp luật

    Quy định về tuyển dụng viên chức theo quy định pháp luật

  Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178