• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tai nạn lao động khi tham gia thực hiện công việc là không thể tránh khỏi, tuy nhiên không phải trường hợp nào bị thương trong thời gian làm việc cũng được coi là tai nạn lao động. Vậy bị đánh trong thời gian làm việc có bị coi là tai nạn lao động không?

  • Bị đánh trong thời gian làm việc có bị coi là tai nạn lao động không?
  • bị đánh trong thời gian làm việc có bị coi là tai nạn lao động không
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Thế nào là tai nạn lao động?

     Khái niệm tai nạn lao động đã được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

     Như vậy, tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao. Tai nạn lao động có thể gây tổn thương cho bất cứ bộ phận nào của người lao động, thậm chí là tử vong. Ví dụ: công nhân đang trát vữa thì bị ngã từ trên giàn giáo xuống gây gãy chân, đây được coi là một tai nạn lao động điển hình.

2. Vì sao cần có chế độ tai nạn lao động cho người lao động?

     Trong quá trình tham gia sản xuất, lao động, việc người lao động gặp thương tích là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là đối với người lao động làm việc trong những nhà máy, làm những công việc lao động chân tay hoặc liên quan nhiều đến máy móc. 

     Việc ban hành chế độ tai nạn lao động là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của người lao động, đảm bảo người lao động nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp khi xảy ra tai nạn, bảo vệ quyền lợi của người lao động trước các vi phạm và lạm dụng trong môi trường lao động... Ngoài ra nó cũng góp phần tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động vào việc kiểm tra tính an toàn của môi trường lao động, từ đó giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh từ tai nạn lao động.

3. Bị đánh trong thời gian làm việc có bị coi là tai nạn lao động không?

     Mặc dù trong quá trình làm việc, người lao động bị thương thì được coi là tai nạn lao động, tuy nhiên không phải lúc nào người lao động bị thương trong thời gian làm việc cũng được coi là tai nạn lao động. Trong Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

     Nếu trong thời gian làm việc, người lao động đánh nhau với người khác do mâu thuẫn cá nhân, không liên quan đến công việc hay việc thực hiện công việc thì sẽ thuộc vào điểm a, theo đó người lao động sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động. Do đó, bị đánh trong thời gian làm việc vì mâu thuẫn của chính nạn nhân thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng chế độ.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Người lao động có được nhận tiền lương trong thời gian nghỉ do tai nạn lao động không?

     Theo khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động vẫn có thể nhận đủ tiền lương từ người sử dụng lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Câu hỏi 2. Mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động như thế nào?

     Mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động có 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra thì mức bồi thường như sau (theo Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

  • Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp 2: Người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính người này gây ra thì được bồi thường một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 ở trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng (theo Khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

Bài viết cùng chuyên mục:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178