• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ thai sản 2017. Người lao động phải thuộc một trong các đối tượng được hưởng chế độ thai sản như: Lao động nữ mang thai, lao động nữ [..]

  • Quy định pháp luật về chế độ thai sản 2017 quy định mới nhất
  • Chế độ thai sản 2017
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN 2017 Kiến thức của bạn:

  • Quy định pháp luật về chế độ thai sản 2017

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về chế độ thai sản 2017

    1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2017

     Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản gồm:

     Thứ nhất: Người lao động phải thuộc một trong các đối tượng được hưởng chế độ thai sản như: Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản, lao động năm đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

     Thứ hai: Người lao động phải đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội:

  • Đối với người lao động nữ sinh con, người mang thai hộ người nhờ mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đóng bảo hiểm xã hội tù đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
  • Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

    Thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính như sau:

  • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con và nhận nuôi con không tính vào 12 tháng trước khi sinh.
  • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con và nhận nuôi con tính vào 12 tháng trước khi sinh. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào 12 tháng trước khi sinh.

     Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định. 
     Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định. [caption id="attachment_49218" align="aligncenter" width="450"]Chế độ thai sản 2017 Chế độ thai sản 2017[/caption]

     2. Thủ tục hưởng chế độ thai sản 2017

     2.1 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản 2017

     Khoản 1 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

     2.2 Trình tự giải quyết chế độ thai sản 2017

     Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2013 quy định trình tự giải quyết chế độ thai sản gồm:

     Bước 1 Nộp hồ sơ: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    Bước 2: Người lao động kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

     Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178