Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản
14:24 13/09/2017
Cầm giữ tài sản...Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản..phân biệt và so sánh cầm giữ tài sản với biện pháp cầm cố tài sản
- Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản
- Cầm giữ tài sản
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN
Kiến thức của bạn
Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản
Kiến thức của Luật sư
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự 2015 quy định hai biện pháp bảo đảm mới so với Bộ luật Dân sự 2005 là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Biện pháp cầm giữ tài sản được quy định tại tiểu mục 9, Mục 3 Chương XV, Phần thứ ba, bao gồm 05 điều (từ điều 346 đến 350).
Trong đó, Điều 346 quy định:“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Nếu so sánh với biện pháp “cầm cố tài sản” thì cầm giữ tài sản cũng giống như cầm cố tài sản đó là cả hai đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm mục đích đảm bảo nghĩa vụ được thực hiện đúng theo đúng cam kết, thỏa thuận giữa các bên. Khác với bảo lưu quyền sở hữu được xác lập thực hiện ngay khi các bên có giao dịch, hợp đồng mua bán; thì biện pháp cầm giữ tài sản chỉ có hiệu lực khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy bản thân cầm giữ tài sản có nhiều điểm khá giống với cầm cố tài sản nhưng bản thân biện pháp bảo đảm này cũng mang nhiều điểm đặc trưng về loại tài sản, thời điểm phát sinh hiệu lực… [caption id="attachment_51643" align="aligncenter" width="346"] Cầm giữ tài sản[/caption]
2. Một số so sánh đặc trưng về cầm giữ tài sản và cầm cố tài sản (từ điều 309 tới điều 316 ) theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Tiêu chí | Cầm giữ tài sản | Cầm cố tài sản |
Về thời điểm phát sinh, xác lập quyền | Chỉ phát sinh khi nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. | Trước hoặc ngay từ khi giao kết hợp đồng |
Về ý chí của các bên | Có thể phát sinh mà không cần có sự thỏa thuận của các bên ngay từ khi giao kết hợp đồng (hay nói cách khác là không thể thỏa thuận ngay từ khi giao kết hợp đồng vì các bên không thể biết được nghĩa vụ có được thực hiện hay không). | Các bên thỏa thuận từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng |
Về đối tượng | Tài sản được cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó | Tài sản được cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố |
Về quyền chiếm giữ tài sản | Bên có quyền có thể tự mình cầm giữ hoặc giao cho người thứ ba mà không cần sự thỏa thuận của bên bị cầm giữ tài sản. | Bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận, không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý |
Về xử lý tài sản |
Bên cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ nhưng lại được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản cầm giữ, được dùng số hoa lợi, lợi tức này để bù trừ nghĩa vụ. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ |
Bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận, không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý |
Tiểu kết: Việc bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản vào Bộ luật Dân sự 2015 là hết sức cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự có nhiều phương án để lựa chọn biện pháp bảo đảm, đảm bảo được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia, thực hiện hợp đồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Một số bài viết cùng chuyên mục
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất
Quy định về cầm giữ tài sản theo Bộ luật dân sự hiện hành
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 về cầm giữ tài sản. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;