• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi du khách bị chặt chém thì du khách có thể trình báo sự việc đến một trong các cơ quan như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân huyện

  • Khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai để được giải quyết?
  • Khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai

Câu hỏi về khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Tôi là khách du lịch, vào ngày 15/1/2019 tôi cùng gia đình có đi du lịch tại thành phố X, tại đây gia đình tôi có mua hàng lưu niệm, tuy hàng lưu niệm mà chúng tôi mua có được niêm yết giá cụ thể, thế nhưng người bán hàng vẫn bán cho chúng tôi giá cao hơn nhiều so với giá niêm yết. Gia đình tôi rất bức xúc. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp này tôi cần phải trình báo sự việc nêu trên cho ai để được giải quyết?

Câu trả lời về khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về khi bị chặt chém, du khách trình báo cho ai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về khi bị chặt chém, du khách trình báo cho ai như sau:

1. Cơ sở pháp lý về khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai

2. Nội dung tư vấn về khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “Gia đình bạn khi đi du lịch tai thành phố X, tại đây gia đình bạn đã bị người bán hàng bán hàng với giá rất cao, hiện nay bạn đang muốn trình báo sự việc tới cơ quan chức năng và muốn hỏi là phải báo  cho cơ quan nào?.” Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Chặt chém du khách bị xử phạt như thế nào?

     Tại khoản 3 điều 12 Nghị định 109/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa dịch vụ như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

[caption id="attachment_149020" align="aligncenter" width="521"]Khi bị chặt chém, du khách trình báo cho ai Khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai[/caption]

     Như vậy căn cứ vào quy định tại khoản 3 điều điều 12 Nghị định 109/2013 thì hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá (hàng hóa dịch vụ này không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện), thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

     Ngoài ra người có hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

2.2. Khi bị chặt chém khách hàng có thể trình báo sự việc cho cơ quan nào?

Tại điều 42 nghị định 109/2013/ NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá như sau:

Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:

...........

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá quy định tại Điều 12 Nghị định này tại địa bàn thuộc quyền quản lý hành chính cấp huyện, cấp xã.

     Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá được sửa đổi, bổ sung một số điều tại khoản 11 điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau: 

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 42 như sau:

“2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:

a. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này;

b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này

     Như vậy theo các quy định trên thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá sẽ thuộc thẩm quyền của nhiều cấp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người thực hiện hành vi mà sẽ có cấp có thẩm quyền giải quyết
     Do vậy khi du khách bị chặt chém thì du khách có thể trình báo sự việc đến một trong các cơ quan như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Sở Tài chính ...

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Khi bị chặt chém du khách trình báo cho ai quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com.Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178