• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền khiếu nại như một phương tiện để tự bảo vệ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm

  • Quy định về việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
  • giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI KHI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

     Chào luật sư!      Tôi hiện đang tìm hiểu về việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi một số vấn đề có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.      Tôi xin trân trọng cảm ơn! Câu trả lời của Luật sư:      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự như sau: Căn cứ pháp lý:

1. Quyền khiếu nại khi thi hành án dân sự và quy định về giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự

     Quyền khiếu nại là một trong số những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp 2013:
Điều 30. 1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
     Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tố cáo về thi hành án dân sự là việc công dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự.

3. Đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự là việc công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với người có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong thi hành án dân sự.

4. Người khiếu nại là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.

5. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo về thi hành án dân sự.

6. Người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị khiếu nại.

7. Người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án dân sự.

8. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

9. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh là việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết hoặc kiến nghị, chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

     Như vậy, có thể hiểu khiếu nại trong thi hành án dân sự là việc người thực hiện khiếu nại hướng tới lợi ích của chính bản thân mình, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên. Quyền khiếu nại như một phương tiện để tự bảo vệ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về khiếu nại.

2. Ai là người có quyền khiếu nại trong khi thi hành án dân sự?

     Theo Khoản 1 Điều 40 Luật thi hành án dân sự năm 2008 có quy định:
Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án

1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:

a) Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

b) Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

c) Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

d) Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại. Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

 

     Như vậy, người có quyền khiếu nại là các công dân, cơ quan tổ chức hoặc cán bộ công chức có năng lực hành vi dân sự, có quyền và lợi ích bị xâm hại bởi một quyết định hành chính , hành vi hành chính, một quyết định kỉ luật cán bộ,  công chức hoặc người đại diện hợp pháp của những người này khi họ thực hiện quyền khiếu nại. Có nghĩa là người có quyền khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi chính quyết định hoặc hành vi đó.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự

    Theo Điều 7 Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự:

Điều 7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại 

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với các khiếu nại sau:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;

b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;

b) Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;

d) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với khiếu nại sau:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau:

a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại Điểm d Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này nếu có căn cứ cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại có vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ việc.

     Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là:
  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp
     Kết luận: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan thi hành án dân sự là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan tổ chức thì họ sẽ có quyền khiếu nại để yêu cầu bảo vệ và khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp đó. Tuy nhiên việc tiến hành khiếu nại còn gặp nhiều khó khăn bất cập như khó khăn trong việc xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại,...
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng liên quan đến giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, chi phí hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về giải quyết khiếu nại khi thi hành án dân sự như: soạn đơn khiếu nại; tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu trong quá trình giải quyết khiếu nại…

Bài viết tham khảo: Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Phạm Dung
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178